Trách nhiệm lớn lao, nghĩa tình sâu nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.

Ngày 23/7, tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: Với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.

1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”.

Thực tế đã chứng minh, suốt 77 năm qua, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Theo số liệu từ Bộ LĐ,TB&XH, đến nay, cả nước đã xác nhận được 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công. Đời sống của người có công và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.

Đến nay, 99% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú và 99% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.

Đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thắp nén hương thơm lên phần mộ liệt sĩ tại Di tích Điểm cao 995 - Chư Tan Kra. Ảnh: THÙY HƯƠNG

Đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thắp nén hương thơm lên phần mộ liệt sĩ tại Di tích Điểm cao 995 - Chư Tan Kra. Ảnh: THÙY HƯƠNG

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, cùng chăm lo, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng (tăng 35,7%), cao hơn 1 bậc so với mức lương cơ sở.

Ở tỉnh Kon Tum, theo ngành LĐ,TB&XH, toàn tỉnh hiện có gần 5.000 người hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, gồm gần 4.000 người có công và hơn 1.000 thân nhân, người hưởng trợ cấp tử tuất.

Với trách nhiệm lớn lao, công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần người có công được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum, các cấp, các ngành thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định. Theo đánh giá của các địa phương, toàn tỉnh có 102/102 xã, phường, thị trấn được công nhận là xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ.

Công tác xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng là một trong những kết quả nổi bật trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Đến năm 2020, tỉnh ta không còn hồ sơ tồn đọng của người có công.

Với nghĩa tình sâu nặng, trong các dịp lễ, tết, lãnh đạo Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành, các tổ chức xã hội thăm hỏi, động viên, tặng quà cho Mẹ VNAH, AHLLVT, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

Ngày 27/7 hàng năm luôn là ngày thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cũng như mỗi người, đã bày tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng qua những việc làm thiết thực nhất.

Về phần mình, các gia đình chính sách, người có công, thân nhân liệt sĩ luôn phát huy truyền thống, nỗ lực sống, lao động, học tập xứng đáng với sự hy sinh của cha anh cũng như sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tiếp tục phát huy truyền thống vượt khó, vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đóng góp cho xã hội, góp phần làm giàu cho quê hương.

2. Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, biết bao người con trai, con gái dấn thân vào hai cuộc kháng chiến giành độc lập, các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và cả trong thời bình. Họ đã mãi mãi không trở về, máu thịt hòa quyện vào hồn thiêng sông núi.

Nhiều người được may mắn trở về nhưng đã để lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường, hoặc bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Để đến bây giờ vẫn còn nặng nỗi đau thể xác và tinh thần. Không ít trẻ em sinh ra trong hòa bình nhưng phải chịu rất nhiều thiệt thòi, mang trong người di chứng nặng nề của chiến tranh mà không có gì bù đắp được.

Với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ cụ thể, thiết thực, hiệu quả đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, những người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không ngừng được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố Kon Tum tri ân anh hùng liệt sĩ. Ảnh: HL

Cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố Kon Tum tri ân anh hùng liệt sĩ. Ảnh: HL

Tất nhiên, vẫn còn đó những day dứt, trăn trở khi đời sống của một bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính; những số phận thiệt thòi của các nạn nhân chất độc da cam.

Đất nước chúng ta đang ngày càng phát triển, “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”- như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc, chúng ta mãi mãi ghi nhớ, tri ân công lao to lớn của những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, cống hiến, hy sinh xương máu cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Với những người sinh ra sau thời đạn bom, chia cắt và mất mát, sống trong hòa bình, Ngày Thương binh-Liệt sĩ nói lên rằng, giá trị của hòa bình được làm nên bởi rất nhiều mất mát, hy sinh.

Thật hạnh phúc khi được tận hưởng thành quả từ sự hy sinh máu xương của cha anh. Vậy thì, hãy nhìn về sự hy sinh ấy để tự sửa mình. Hãy dấn thân và cống hiến hết mình, để xứng đáng với những người đã khuất.

Và nhất là, hãy tri ân, đền ơn đáp nghĩa bằng trách nhiệm lớn lao, nghĩa tình sâu nặng!

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.