TPHCM: Đề xuất không tựu trường, khai giảng, bắt đầu học từ ngày 1.9

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sở GDĐT TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM về phương án và kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Trong đó, Sở GDĐT đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng.

TPHCM chuẩn bị dạy - học online từ 1.9. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
TPHCM chuẩn bị dạy - học online từ 1.9. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn


Không tựu trường, không khai giảng

Theo đó, Sở GDĐT đề xuất UBND TPHCM phương án năm học mới 2021 - 2022 sẽ không tổ chức tựu trường, khai giảng. Các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ bắt đầu tổ chức dạy - học năm học mới trên môi trường internet.

Đối với cấp Giáo dục Trung học (THCS và THPT, kể cả giáo dục thường xuyên), từ ngày 1 đến 5.9 sẽ tổ chức lớp, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức. Từ ngày 6.9, giảng dạy theo chương trình năm học 2021 – 2022.

Với giáo dục Tiểu học, từ ngày 8 đến 19.9 sẽ tổ chức lớp, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức. Từ ngày 20.9, giảng dạy theo chương trình năm học mới.

Các trường mầm non sẽ khai giảng chậm hơn, khi tình hình dịch được kiểm soát, học sinh có thể đến trường.

3 phương án dạy – học

Phương án tổ chức dạy - học giáo dục phổ thông và thường xuyên sẽ tùy tình hình dịch COVID-19, Sở GDĐT đề xuất 3 phương án cụ thể.

Phương án 1, nếu tình hình dịch COVID-19 được thành phố khống chế tốt, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ, đến ngày 15.9 được kiểm soát, các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao từng bước cho ngành GDĐT.

Các nhà trường tổ chức dạy - học trên môi trường internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 4 - 6 tuần). Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường internet.

Tùy từng trường hợp cụ thể, nhất là khi các nhà trường được bàn giao lại cho ngành Giáo dục, sẽ tổ chức dạy - học trực tiếp.


 

Sở GDĐT TPHCM đề xuất dạy học trên môi trường internet. Ảnh: Hải Nguyễn
Sở GDĐT TPHCM đề xuất dạy học trên môi trường internet. Ảnh: Hải Nguyễn



Phương án 2, tình hình dịch COVID-19 được thành phố khống chế và kiểm soát từ cuối tháng 9.2021; từ tháng 10.2021, các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao từng bước cho ngành Giáo dục.

Các nhà trường tổ chức dạy - học trên môi trường internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 6 – 10 tuần). Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường internet.

Tùy trường hợp cụ thể, nhất là khi các trường được bàn giao lại cho ngành Giáo dục, sẽ tổ chức dạy - học trực tiếp. Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg (có thể vẫn tiếp tục giãn cách xã hội ở các mức thấp hơn như Chỉ thị 15/CT-TTg), sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp, bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

Phương án 3, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đến cuối năm 2021, thành phố mới khống chế và kiểm soát tốt. Các nhà trường tổ chức dạy - học trên môi trường internet trong thời gian học kỳ I của năm học 2021 - 2022. Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường internet.

Tùy trường hợp cụ thể, nhất là khi các trường được bàn giao lại cho ngành Giáo dục, sẽ tổ chức dạy - học trực tiếp. Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

Ngoài ra, ngành Giáo dục sẽ bố trí phụ đạo, ôn tập, củng cố cho học sinh lớp 1 và các lớp cuối cấp, nhất là lớp 12. Các trường có thể kéo dài thời gian năm học 2021 – 2022 riêng với các khối lớp này đến cuối tháng 6.2022, lớp 12 đến thời điểm thi tốt nghiệp THPT nhằm đảm bảo chương trình và kết quả học tập.

Còn nhiều khó khăn cho năm học mới

Đề xuất trên được Sở GDĐT đưa ra dựa trên căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện nay, thành phố có 249 trường đang dùng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, chích ngừa; có 1960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1.

Trong thời gian sắp tới, chưa thể bàn giao các cơ sở giáo dục đã được các địa phương sử dụng trong phòng, chống dịch bệnh để tổ chức giảng dạy.

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị năm học mới còn rất nhiều khó khăn như nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng; nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là mầm non, đã bị giải thể. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện bằng hình thức trực tuyến, dự kiến kết thúc vào trong tháng 8.

Năm nay, các lớp 1, 2, 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay đã hoàn tất việc lựa chọn và công khai danh mục sách nhưng công đoạn phân phối sách của các nhà xuất bản chưa hoàn thành.

Việc chuyển đổi sang hình thức dạy – học trên môi trường internet đã được giáo viên và học sinh thành phố thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, về chuyên môn, khoảng thời gian làm quen đầu năm học rất quan trọng, nhất là với các lớp đầu cấp, các lớp nhỏ, nhất là lớp 1, lớp 2 học sinh chưa đọc, viết thông thạo, chưa có đủ kĩ năng tự học.

 

https://laodong.vn/giao-duc/tphcm-de-xuat-khong-tuu-truong-khai-giang-bat-dau-hoc-tu-ngay-19-943312.ldo

Theo Huyên Nguyễn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.