TP. Pleiku: Nhân dân lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-7, trong ngày đầu tiên thực hiện nghi thức quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ và Nhân dân dân một số nơi trên địa bàn TP. Pleiku cùng lập ban thờ và thắp hương tưởng nhớ vị lãnh đạo đã luôn một lòng vì nước, vì dân.

Ngay từ sáng sớm, tại hội trường tổ 8 (phường Yên Thế) và tổ 1 (phường Chi Lăng), nhiều dòng người xếp thành hàng dài trước di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương qua nén tâm hương.

Ban thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt trang trọng tại hội trường tổ 8, phường Yên Thế. Ảnh: Lam Nguyên

Ban thờ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt trang trọng tại hội trường tổ 8, phường Yên Thế. Ảnh: Lam Nguyên

Hàng người nối dài bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Ảnh: Lam Nguyên

Hàng người nối dài bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Nguyễn Văn Ba-Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ 8-phường Yên Thế khẳng định: “Sự cống hiến, đóng góp của Tổng Bí thư cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, cho Nhân dân thì mọi người chúng ta đều đã nhớ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng với bà con Nhân dân tổ 8, trong niềm tiếc thương vô hạn này, chúng tôi nguyện sẽ đoàn kết cùng nhau xây dựng tổ dân phố ngày càng vững mạnh để thỏa lòng mong ước chung của Tổng Bí thư”.

Trong khi đó, tại nhà rông làng Kép (phường Đống Đa), bà con dân làng cũng nghỉ một buổi làm, cùng tề tựu để tấu lên bài chiêng truyền thống trong lễ Pơ thi như lời tiễn biệt dành cho một người hiền. Nét mặt các thành viên cả đội ai nấy đều đượm vẻ tiếc thương khi tay gõ nhịp chiêng, chân bước điệu xoang.

Bà con làng Kép (phường Đống Đa) tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng tiếng chiêng. Ảnh: Lam Nguyên

Bà con làng Kép (phường Đống Đa) tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng tiếng chiêng. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Ksor Kol-già làng Kép-chia sẻ: “Khi biết tin Tổng Bí thư từ trần, người làng ai cũng buồn hết. Bà con muốn dùng tiếng chiêng của mình để chia buồn”.

Ông Kol cho biết thêm, nhờ sự quan tâm của Tổng Bí thư, cuộc sống của người dân Tây Nguyên nói chung, dân làng Kép nói riêng ngày càng no ấm. Làng có 127 hộ, hiện chỉ còn 1 hộ nghèo; bản sắc văn hóa dân tộc luôn được gìn giữ, phát huy.

Đó chính là một trong những di sản mà người dân sẽ không bao giờ quên khi nhắc đến vị lãnh đạo kính quý của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh tiến hành hội nghị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh tiến hành hội nghị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(GLO)- Chiều 19-2, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị (phiên bất thường) để cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện và quyết định một số công việc thuộc thẩm quyền.

Gia Lai: Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

Gia Lai: Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

(GLO)- Chiều 19-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch-Trưởng ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh trong 3 năm (2023-2025) chủ trì cuộc họp triển khai các hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025).

Thống nhất dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai

Thống nhất dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-2, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Huy Toàn chủ trì cuộc họp thống nhất dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai (10/12/1945-10/12/2025). Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.