TP. Hồ Chí Minh: Tử vong do sốt xuất huyết ​tăng 13 trường hợp so với năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 27-7, Thành phố ghi nhận 16 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (SXH), tăng 13 trường hợp so với năm 2021.

Trong 16 trường hợp tử vong do SXH thì huyện Củ Chi có 4 trường hợp; Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh mỗi địa phương 2 trường hợp; các quận 11, 12, 8, 7, 6, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, TP. Thủ Đức mỗi địa phương 1 trường hợp. Tính đến ngày 27-7, tổng số ca mắc SXH tích lũy trên địa bàn Thành phố là 32.011 ca, tăng 293% so với cùng kỳ năm 2021.

Chăm sóc bệnh nhân SXH tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: Như Nguyện
Chăm sóc bệnh nhân SXH tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai). Ảnh: Như Nguyện

Theo nhận định của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, năm 2022, số ca mắc SXH theo tuần tăng sớm hơn so với cùng kỳ năm 2021 và trung bình 5 năm (2016-2020). Số ca mắc SXH bắt đầu tăng liên tục từ tuần 13 đến nay; trong đó số ca nặng là 502 ca, chiếm 1,57% tổng số ca mắc. Tính đến nay, 6 quận, huyện có số ca mắc và số ca mắc/100.000 dân cao nhất Thành phố  là Quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú. Riêng huyện Cần Giờ có số ca tuyệt đối ít nhất Thành phố nhưng tính trên 100.000 dân thì rất cao, xếp thứ 7/22 quận, huyện. Từ tuần 21 đến nay, số ổ dịch phát sinh tại Thành phố là trên 100 ổ dịch/tuần, số ổ dịch SXH tích lũy là 1.888 ổ. Các quận, huyện có nhiều ổ dịch là Quận 12, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú.

Để chủ động trong công tác thu dung, điều trị SXH, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố theo 3 kịch bản: dưới 2.000 ca; từ 2.000-4.000 ca và từ 4.000-6.000 ca đang điều trị tại bệnh viện nhằm chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong do SXH. Đối chiếu với kịch bản trên, Thành phố đang ở tình huống 2. Sở Y tế Thành phố đã đề nghị tất cả các bệnh viện được phân công sẵn sàng giường bệnh, nhân sự, thuốc, dịch truyền…để tiếp nhận, điều trị người bệnh.

QUANG VĂN

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.