TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn người dân tự lấy mẫu test nhanh Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ngày 22.8, thành phố đã triển khai thí điểm hướng dẫn cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-COV-2, hay còn gọi là test nhanh.
Theo đó, địa điểm triển khai thí điểm là các hộ dân bất kỳ thuộc phường 9, 13, 14 và Võ Thị Sáu, Quận 3. Tại nhà các hộ dân được chọn, nhân viên y tế đã hướng dẫn chi tiết cách lấy mẫu bệnh phẩm theo kỹ thuật lấy mẫu tỵ hầu.
Anh Tri Thái (phường 13, Quận 3) chia sẻ đây là lần đầu tiên tự lấy mẫu xét nghiệm cho bản thân. "Lúc đầu cũng tưởng khó nhưng khi được nhân viên y tế hướng dẫn thì thấy thực hiện đơn giản vô cùng. Tôi chỉ cần làm theo kỹ thuật được hướng dẫn và tuân thủ các bước thì yên tâm có kết quả chính xác. Giờ tôi đã tự tin lấy mẫu test nhanh cho mình và cho các thành viên trong gia đình" - anh Thái nói.

Nhân viên y tế hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu test nhanh cho người dân. Ảnh: HCDC
Nhân viên y tế hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu test nhanh cho người dân. Ảnh: HCDC
Theo chỉ đạo mới nhất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, thành phố sẽ xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân tại các tổ dân phố, tổ nhân dân có mức nguy cơ cao (vùng cam) và vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) của thành phố trong 14 ngày tới.
Riêng các tổ dân phố, tổ nhân dân có mức nguy cơ thuộc vùng xanh, vùng cận xanh và vùng vàng sẽ thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (5 hoặc 10 tuỳ theo vùng) theo đại diện hộ gia đình. Tần suất xét nghiệm là 2 lần, cách nhau 7 ngày.
Đối với người dân không thể tự thực hiện xét nghiệm, đội xét nghiệm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và có thể hướng dẫn cho người dân thực hiện cho các thành viên trong gia đình.

Người dân tự tay thực hiện lấy mẫu test nhanh cho người thân. Ảnh: HCDC
Người dân tự tay thực hiện lấy mẫu test nhanh cho người thân. Ảnh: HCDC
Sau 30 - 60 phút, nhân viên đội xét nghiệm quay lại nhận kết quả từ người dân, đọc kết quả, ghi nhận những trường hợp có kết quả dương tính vào danh sách và xử lý những trường hợp ca F0 theo hướng dẫn của ngành y tế về xử lý ca khẳng định.
Như vậy, từ ngày 23 đến 25.8 sẽ hoàn tất việc xét nghiệm cho toàn bộ người dân. Sau đó tiến hành lặp lại xét nghiệm lần 2. Sau ngày 25.8, tiến hành đánh giá lại mức độ nguy cơ của các tổ dân phố, tổ nhân dân.

HCDC cũng đã có hướng dẫn người dân tự làm xét nghiệm tại nhà.

Ảnh: HCDC
Ảnh: HCDC
THANH CHÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?