Tổng cục Lâm nghiệp nói gì về hồ tiêu, cà phê... được tính độ che phủ rừng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) khẳng định, cây hồ tiêu, cà phê không được tính vào tỷ lệ che phủ rừng, còn cao su nếu được trồng vào đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính.

  Rừng tự nhiên xã Trà Nú, H.Bắc Trà My (Quảng Nam), bị chặt phá tháng 9.2019 - Ảnh Mạnh Cường
Rừng tự nhiên xã Trà Nú, H.Bắc Trà My (Quảng Nam), bị chặt phá tháng 9.2019 - Ảnh Mạnh Cường


Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã có văn bản báo cáo về độ che phủ rừng 2011 - 2019, do Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị ký ban hành.

Đáng chú ý, trong báo cáo này, Tổng cục Lâm nghiệp giải thích liên quan đến ý kiến mà trước đó (ngày 5.11) đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường về diện tích rừng tại phiên chất vấn của Quốc hội. Theo bà Ksor H’Bơ Khăp, hiện nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, quy định về rừng được quy định tại khoản 1 điều 3 luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và khoản 3 điều 2 luật Lâm nghiệp năm 2017: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên".

Về tiêu chí xác định rừng, trước khi luật Lâm nghiệp có hiệu lực, Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10.6.2009; và nội dung quy định tại điều 4, 5, 6, 7, 8 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16.11.2018 của Chính phủ hiện nay cũng đã quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp. Theo đó, cây hồ tiêu, cây cà phê không được tính tỷ lệ che phủ rừng. Cây cao su là cây đa mục tiêu, nếu trồng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp mới được tính vào tỷ lệ che phủ rừng.

Vì sao tỷ lệ che phủ rừng tăng?

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, kết quả tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc đến 31.12.2016 của 60 tỉnh, 550 huyện, 6.427 xã có rừng đã xác định được tổng số chủ rừng nhóm 1 là hơn 1,1 triệu chủ rừng; chủ rừng nhóm 2 là 2.127. Tổng số lô kiểm kê rừng là hơn 7,1 triệu lô; tổng diện tích rừng cả nước là hơn 14,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng là hơn 4,1 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,19%.
Kết quả theo dõi diễn biến rừng được cập nhật đến từng lô rừng, của các chủ rừng, theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh được cập nhật từ giai đoạn 2011 - 2019 như sau:

 

Theo đó, từ năm 2011 - 2019, diện tích rừng tăng hơn 1 triệu đồng, từ hơn 13,5 triệu ha năm 2011 lên hơn 14,6 triệu ha vào năm 2019, trung bình mỗi năm tăng 121.684 ha rừng.
Theo đó, từ năm 2011 - 2019, diện tích rừng tăng hơn 1 triệu đồng, từ hơn 13,5 triệu ha năm 2011 lên hơn 14,6 triệu ha vào năm 2019, trung bình mỗi năm tăng 121.684 ha rừng.


Tỷ lệ che phủ rừng tăng tương ứng là 2,19%, từ 39,7% năm 2011 lên 41,89% vào năm 2019, bình quân mỗi năm tỷ lệ che phủ rừng tăng 0,24%.


Cũng theo thống kê giai đoạn 2011 - 2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 22.800 ha (do cháy rừng 13.717 ha, phá rừng 9.073 ha).

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng vẫn còn một số tồn tại như tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại một số địa phương còn diễn ra, còn điểm nóng về phá rừng.

Nguyên nhân là do tình trạng di dân tự do vẫn còn diễn ra ở một số nơi, người dân phá rừng để lấy đất trồng rừng, chuyển sang trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp; khai thác gỗ có giá trị thương mại cao tại một số khu rừng tự nhiên còn gỗ quý. Chính quyền cơ sở ở một số nơi còn thiếu kiên quyết để ngăn chặn việc phá rừng.

 


Không đánh đổi rừng tự nhiên để phát triển kinh tế

Dù khẳng định tỷ lệ che phủ rừng là 41,89% năm 2019, rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ và tập trung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi, nhưng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên còn suy giảm ở nhiều nơi.

Để phát triển rừng bền vững, hiệu quả trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục quản lý chặt chẽ, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; tăng cường xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, nhất là để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thủy điện, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế trước mắt thiếu bền vững.


Theo PHAN HẬU (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.