Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, thưa Bộ trưởng Cường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói trước Quốc hội là diện tích rừng tăng. So với 30 năm trước, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.
 

Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.
Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.


Những con số được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường công bố không thuyết phục, đặc biệt là về tăng diện tích rừng tự nhiên. Xin đưa ra một vài dẫn chứng.

Báo Lao Động ngày 6.10.2020 có bài "Cần sớm kết luận điều tra các vụ án phá rừng nghiêm trọng, làm giảm diện tích rừng tự nhiên”.

Ngày 6.7.2020, Báo Lao Động có bài "Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng", bài báo đưa ra số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha.

Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha, trong đó 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh là Đắk Lắk 11.419ha, Đắk Nông 7.156ha và Gia Lai 494ha.

Tuổi Trẻ ngày 6.11 đưa tin, theo thống kê của tỉnh Gia Lai, tỉnh này đã mất trên 8.500 ha rừng, trong đó có hơn 7.700 ha rừng tự nhiên biến mất trong khoảng 5 năm (từ năm 2016 đến 2020).

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng trên địa bàn Tây Nguyên.

Nếu như liệt kê những bài báo phản ánh các vụ phá rừng ở các địa phương, thì sẽ thấy rõ hơn bức tranh về rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay. Ví dụ như Lao Động ngày 2.11.2020 có bài "Lâm Đồng: Phá rừng diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Dương"; Báo Lao Động ngày 6.2.2020: "Xâm nhập nơi rừng bị xẻ thịt không thương tiếc ở Đắk Lắk".

Nguyên nhân được chỉ ra, rừng tự nhiên ngày càng bị xẻ thịt là do nạn lâm tặc, là do dân đốt rừng làm nương rẫy, là do những công trình thủy điện nhỏ...

Phải đối diện với sự thật, với thực tế, đừng đưa những con số trên báo cáo ra để vuốt ve những nỗi đau. Dân không tin đâu thưa bộ trưởng.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rung-tu-nhien-ngay-cang-bi-thu-hep-thua-bo-truong-cuong-852430.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.