Tòa công nhận ông Trương Minh Nhật là tác giả bài thơ "Gánh mẹ", Quách Beem phải bồi thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TAND TPHCM tuyên xử công nhận ông Trương Minh Nhật là tác giả bài thơ Gánh mẹ, chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc nhạc sĩ Quách Beem phải bồi thường 122,4 triệu đồng.

 

Những người liên quan vụ kiện bài thơ
Những người liên quan vụ kiện bài thơ "Gánh mẹ": Ca sĩ Lý Hải, ông Trương Minh Nhật, nhạc sĩ Quách Beem (từ trái qua phải)



Sau 3 năm tranh chấp, xét xử hoãn đi hoãn lại, chiều 25-4, TAND TPHCM ban bố phán quyết sơ thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” giữa nhà thơ Trương Minh Nhật với ông Đoàn Đông Đức (tức nhạc sĩ Quách Beem), Công ty TNHH Lý Hải Production (do ca sĩ Lý Hải thành lập).

Vụ việc bắt nguồn từ năm 2019, khi bộ phim Lật Mặt: Nhà có khách được sản xuất, phía công ty ca sĩ Lý Hải liên hệ nhạc sĩ Quách Beem về việc muốn sử dụng ca khúc Gánh mẹ trong phim và được đồng ý. Trong hợp đồng với Công ty Lý Hải, ông Quách Beem cam kết chịu trách nhiệm về bản quyền nếu có tranh chấp. Theo giấy chứng nhận của Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quách Beem là tác giả duy nhất của Gánh mẹ.

Tuy nhiên, tới tháng 9-2019, xảy ra vụ tranh chấp bản quyền bài thơ Gánh mẹ giữa ông Trương Minh Nhật và ông Quách Beem. Ông Nhật cho rằng ông Quách Beem phổ nhạc bài thơ của ông nhưng không xin phép. Sau một thời gian hai bên không thống nhất được cách giải quyết, ông Nhật gửi đơn khởi kiện ông Quách Beem và Công ty TNHH Lý Hải Production. Nguyên đơn cho rằng phía công ty của ca sĩ Lý Hải sử dụng bài thơ Gánh mẹ trong các bộ phim mà không xin phép tác giả và yêu cầu phải xin lỗi, cải chính công khai, tạm dừng khai thác bài thơ và bồi thường thiệt hại.

Sau 3 năm tranh chấp, căn cứ vào vi bằng được thừa phát lại quận 10 lập, Hội đồng xét xử cho rằng có cơ sở xác định năm 2014 ông Trương Minh Nhật đăng bài thơ Gánh mẹ lên Facebook, sau đó được chia sẻ lại. Trong khi đó, Quách Beem viết trong tờ khai đăng ký quyền tác giả bắt đầu sáng tác nhạc và lời bài hát Gánh mẹ tháng 10-2013 nhưng không chứng minh được. Do đó, Hội đồng giám định kết luận có cơ sở xác định ông Nhật là tác giả, chủ sở hữu bài thơ đồng thời là tác giả, chủ sở hữu phần lời bài hát Gánh mẹ. Tác phẩm của ông Nhật là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ.

 

Ông Trương Minh Nhật dành thời gian theo đuổi vụ kiện đến cùng. Ảnh: NVCC
Ông Trương Minh Nhật dành thời gian theo đuổi vụ kiện đến cùng. Ảnh: NVCC
Nhạc sĩ Quách Beem thể hiện ca khúc
Nhạc sĩ Quách Beem thể hiện ca khúc "Gánh mẹ" (Ảnh cắt từ video clip). Bị đơn tiếp tục vắng mặt tại phiên tòa xét xử chiều 25-4


Xét yêu cầu buộc ông Quách Beem bồi thường 550 triệu đồng, Hội đồng xét xử cho rằng ông Nhật không chứng minh được thiệt hại thực tế đã xảy ra. Tòa chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn, buộc ông Quách Beem tạm ngừng khai thác bài thơ Gánh mẹ - phần lời bản nhạc Gánh mẹ trên mọi phương tiện và nền tảng; buộc đảm bảo quyền nhân thân của ông Trương Minh Nhật với bài thơ Gánh mẹ - phần lời của bản nhạc Gánh mẹ; khắc phục sửa chữa thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền Tác giả; bồi thường thiệt hại 122,4 triệu đồng (bao gồm thiệt hại vật chất 7,5 triệu đồng, thiệt hại tinh thần 14,9 triệu đồng, chi phí cho luật sư 100 triệu đồng).

Đối với Công ty Lý Hải, Hội đồng xét xử cho rằng ông Nhật yêu cầu Công ty Lý Hải đảm bảo quyền nhân thân đối với lời ca khúc  là có cơ sở nên được chấp nhận. Công ty Lý Hải ký hợp đồng khai thác bài hát Gánh mẹ với ông Đoàn Đông Đức và tại thời điểm ký hợp đồng không ai tranh chấp bản quyền, ông Đức có giấy chứng nhận quyền tác giả đối với bài hát nên Công ty Lý Hải khai thác bài hát là ngay tình, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông Nhật.

Do đó, việc ông Nhật yêu cầu Công ty Lý Hải bồi thường 825 triệu đồng không được chấp nhận. Ông Đức bán tác quyền bài hát cho Công ty Lý Hải, vì vậy việc ông Nhật yêu cầu Công ty Lý Hải thỏa thuận với ông và thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho việc sử dụng bài thơ Gánh mẹ trong phim Lật mặt 4 sau ngày khởi kiện; xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng không được tòa chấp nhận.

Chia sẻ sau phiên tòa, ông Trương Minh Nhật cho biết hài lòng với kết quả xét xử, bởi sự thật được chứng minh, bài thơ được trả về với chính chủ là nguyện vọng mà ông dành công sức đeo đuổi thời gian dài vừa qua.

Theo TIỂU TÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.