Người lưu giữ tiếng khèn Mông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 60 năm gắn bó với cây khèn Mông, ông Lý Văn Tính (SN 1951, làng Mông, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) vẫn âm thầm gìn giữ tiếng khèn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Lý Văn Tính sinh ra và lớn lên tại xã Phi Hải, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học thổi khèn. Năm 20 tuổi, do không có điều kiện mua khèn, ông tự học cách chế tác và làm ra cây khèn đầu tiên.

ong-ly-van-tinh-dung-giua-dang-huong-dan-hoc-tro-su-dung-khen-anh-dong-lai-1.jpg
Ông Lý Văn Tính (ở giữa) hướng dẫn học viên sử dụng khèn. Ảnh: Đ.L

Năm 1982, ông Tính cùng vợ và 4 người con di cư vào xã Ya Hội lập nghiệp. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ông vẫn tranh thủ những lúc rảnh rỗi để luyện thổi khèn. Nhờ vậy, tiếng khèn của ông ngày một điêu luyện. “Mỗi bài khèn là một câu chuyện, là tiếng lòng, tình cảm được gửi gắm qua âm thanh. Càng học, tôi càng thấm thía được chiều sâu văn hóa và lòng tự hào dân tộc ẩn chứa trong từng giai điệu”-ông Tính chia sẻ.

Không chỉ giỏi thổi khèn, ông Tính còn chế tác và sửa chữa thành thạo loại nhạc cụ này. “Để làm được cây khèn Mông không khó nhưng để khèn có âm thanh hay, đạt chuẩn thì ngoài việc tỉ mỉ khi chế tác, bản thân người chế tác phải đặt cả tâm hồn mình vào các công đoạn làm khèn”-ông Tính cho hay.

anh-ly-thien-toan-ben-trai-bieu-dien-khen-mong-sau-thoi-gian-duoc-truyen-day-va-ren-luyen-ky-nang-anh-dong-lai.jpg
Anh Lý Thiên Toàn (bên trái) biểu diễn khèn Mông sau thời gian được truyền dạy và rèn luyện kỹ năng. Ảnh: Đồng Lai

Cùng với thổi khèn, múa khèn cũng là nghệ thuật đòi hỏi sự mềm dẻo, sức bền và kỹ thuật điêu luyện. Để thuần thục các động tác múa khèn như: đi tiến, đi lùi, quay tại chỗ, lăn nghiêng, vờn khèn… mọi người phải tập luyện nghiêm túc từ khi còn nhỏ. Với tâm huyết gìn giữ, trao truyền văn hóa của dân tộc, ông Tính đã tích cực truyền dạy thổi khèn, chế tác và múa khèn cho thế hệ trẻ.

Năm 2023, xã Ya Hội mở lớp dạy khèn dành cho 30 học viên, chủ yếu là thanh niên. Ông Tính là người trực tiếp đứng lớp, truyền giảng cả về kỹ thuật thổi khèn, chế tác lẫn biểu diễn múa khèn.

“Giờ đây, tôi đã lớn tuổi, mắt cũng có phần kém. Thế nhưng, tôi vẫn muốn trao truyền kiến thức, kinh nghiệm cho lớp trẻ để tiếng khèn Mông không bị mai một. Chỉ mong thế hệ sau hiểu được giá trị, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc”-ông Tính trải lòng.

Theo học từ năm 2023, anh Lý Thiên Toàn (SN 2006) được ông Tính chỉ dẫn cách lấy hơi, giữ nhịp, cách đặt ngón tay và cảm thụ giai điệu sao cho đúng với tinh thần của từng bài khèn. Nhờ sự tận tâm chỉ dạy của ông Tính mà anh Toàn tiến bộ rất nhanh.

“Ông Tính truyền dạy rất tỉ mỉ và tận tâm. Nhờ ông, chúng tôi không chỉ học được kỹ thuật mà còn hiểu được ý nghĩa sâu xa của tiếng khèn trong đời sống người Mông”-anh Toàn bộc bạch.

su-dung-cac-ngon-tay-de-dieu-chinh-lo-am-tren-cay-khen-truyen-thong-anh-dong-lai.jpg
Sử dụng các ngón tay để điều chỉnh lỗ âm trên cây khèn truyền thống. Ảnh: Đồng Lai

Bên cạnh truyền dạy, ông Tính còn tham gia biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện văn hóa ở địa phương. Hiện tại, chính quyền địa phương đang hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận nghệ nhân chế tác khèn Mông cho ông Lý Văn Tính.

Bên cạnh đó, ông còn vinh dự được Hội Cựu chiến binh tỉnh trao 8 chữ vàng danh dự “Trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội”; Hội Người cao tuổi tỉnh vinh danh 18 chữ vàng “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2022, ông được Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ tặng giấy khen với thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021.

Trao đổi với P.V, ông Lý Văn Thắng-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ya Hội-cho biết: Làng Mông có 56 người biết thổi khèn, nhưng chỉ mình ông Lý Văn Tính có đủ kỹ năng chế tác và sửa khèn. Ông là người duy nhất giữ được đầy đủ kỹ năng và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Để phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Đồng thời, phối hợp với nghệ nhân mở lớp dạy múa, thổi khèn cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null