(GLO) - Đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định từ năm 2018 đến năm 2020; Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, coi thi, chấm thi, phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững quy định của quy chế, thực hiện tốt các khâu của kỳ thi.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017-2018. Theo đó, các Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi THPT quốc gia. Đồng thời, các Sở GD-ĐT tổ chức thực hiện tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016, 2017.
Đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định từ năm 2018 đến năm 2020; Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, coi thi, chấm thi, phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững quy định của quy chế, thực hiện tốt các khâu của kỳ thi. Bên cạnh đó, các Sở GD-ĐT cần chuẩn đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và có các phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh tại địa phương.
Đặc biệt, các Sở GD-ĐT cần chỉ đạo các trường THPT thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ theo định hướng đánh giá năng lực. Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 các trường tiếp tục thực hiện chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic khu vực và quốc tế, thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật trong nước và quốc tế.
M.Thi