Tỉnh lộ 665 xuống cấp trầm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh lộ 665 bắt đầu từ xã Ia Băng đi vào các xã Ia Tôr, Ia Me, Ia Pia, Ia Ga… với điểm cuối là xã biên giới Ia Mơr của huyện Chư Prông. Vài năm trở lại đây, tuyến đường này đã xuống cấp trầm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông.

Tỉnh lộ 665 là tuyến đường giao thông quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế- xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn huyện Chư Prông. Tuy nhiên, vài năm nay trở lại đây, nhiều đoạn trên tuyến đường này đã hư hỏng và xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân các xã nằm dọc tuyến đường này.

 

Một đoạn tỉnh lộ 665 qua xã Ia Băng bị hư hỏng. Ảnh: N.D
Một đoạn tỉnh lộ 665 qua xã Ia Băng bị hư hỏng. Ảnh: N.D

Các đoạn từ Km 0 đến Km 2+800, Km 7+061 đến Km 14 +600, Km 18+ 639 đến Km 19+ 900… mặt đường hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều hố, mặt đường bị thu hẹp có nơi chỉ còn 2,5 mét. Vừa qua, ngành Giao thông-Vận tải đã đổ đất đắp lề đường ở những đoạn bị xói lở sâu. Tuy nhiên, việc này lại gây bụi khi trời nắng và trơn trợt mỗi khi có mưa… Không chỉ những đoạn đầu, đoạn từ Km 36 đến Km 40+275, từ Km 52 đến cuối tuyến, đường đất gồ ghề, nhiều rãnh sâu gây cản trở giao thông.

Là tài xế hàng ngày chạy trên tuyến đường này, ông Huỳnh Ngọc Tân (TP. Pleiku) cho biết: “Đường sá đi lại rất khó khăn, nhất là vào những ngày mưa đường trơn trợt rất khó lưu thông. Mong sao tuyến đường sớm được nâng cấp để thuận lợi cho việc đi lại”. Còn ông Siu Bá (làng Klãh, xã Iă Băng, huyện Chư Prông) thì nói: “Tuyến đường này xuống cấp từ nhiều năm nay gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của bà con. Vào mùa mưa, đường trơn trợt, lầy lội đầy ổ gà, ổ voi rất khó đi. Các loại xe tải lớn phải thuê xe công nông tời thì mới qua được những đoạn đường hư hỏng. Chính vì đường vận chuyển không thuận lợi nên hàng hóa làm ra rất khó tiêu thụ. Mong Nhà nước sớm nâng cấp để mọi người đi lại thuận lợi hơn”.

Theo tổng hợp từ UBND huyện Chư Prông, tỉnh lộ 665 hiện chỉ có 7,7 km mặt đường bê tông xi măng chất lượng tốt, 14,8 km mặt đường bê tông nhựa chất lượng mặt đường tốt; 18 km mặt đường láng nhựa, chất lượng mặt đường xấu; 17,43 km mặt đường đất chất lượng mặt đường xấu…

Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho hay: Tỉnh lộ 665 đã được bố trí nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đến nay, các địa phương đã hoàn thành hồ sơ thủ tục và được ADB thống nhất. Dự kiến, đến cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018 mới bắt đầu triển khai thực hiện dự án làm mới tuyến đường này.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.