Tình báo Mỹ ra kết luận về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC) nhận định rằng các quan chức Trung Quốc đã không biết trước về virus SARS-CoV-2 trước khi đợt dịch COVID-19 đầu tiên bùng phát.
Ảnh minh họa. Nguồn: drugtargetreview.com
Ảnh minh họa. Nguồn: drugtargetreview.com
Ngày 27/8, Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC) đã công bố bản tóm tắt báo cáo về cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19, trong đó khẳng định IC đã đạt được “đồng thuận rộng rãi” rằng virus SARS-COV-2 “không được phát triển như một vũ khí sinh học”.
Thông báo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia nêu rõ IC đánh giá rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện, lây nhiễm sang người ở quy mô nhỏ, muộn nhất vào tháng 11/2019 và bùng phát các ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12 cùng năm.
Cũng theo thông báo, “IC nhận định rằng các quan chức Trung Quốc đã không biết về virus (SARS-CoV-2) trước khi đợt dịch COVID-19 đầu tiên bùng phát" tại Hồ Bắc vào cuối năm 2019.
Ngoài kết luận trên, thông báo cũng cho biết IC đã đạt được đồng thuận cao trong một số vấn đề quan trọng khác.
Tuy nhiên, công đồng tình báo Mỹ vẫn chia rẽ về nguồn gốc của mầm bệnh khi có 4 cơ quan và Hội đồng Tình báo Quốc gia cho rằng lý giải phù hợp nhất là do tiếp xúc tự nhiên giữa con người với động vật, trong khi một cơ quan khác ủng hộ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm và 3 cơ quan không thể đưa ra kết luận.
Ngoài ra, các cơ quan tình báo của Mỹ cũng chỉ đánh giá với “độ tin cậy thấp” trong việc virus SARS-CoV-2 không bị “sửa đổi gene."
Trong phản ứng mới nhất sau khi IC công bố tóm tắt báo cáo nói trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn cho rằng Trung Quốc đã “che đậy thông tin quan trọng” về nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19, khi ngay từ đầu giới chức nước này đã ngăn cản các nhà điều tra quốc tế và các thành viên cộng đồng y tế toàn cầu tiếp cận thông tin.
Nhà lãnh đạo Mỹ cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh để yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thêm thông tin, cũng như hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Chúng ta cần phải có các số liệu đầy đủ và minh bạch về thảm họa toàn cầu này," ông Biden nhấn mạnh.
Hiện phía Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng sau các thông tin trên của tình báo Mỹ cũng như phát biểu của Tổng thống Biden.
Đặng Huyền-Lan Nhi (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

(GLO)- Hàng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận và thăm khám cho trên 1.000 trường hợp. Hai phần ba trong số này là bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.