Tình báo Mỹ cáo buộc Huawei nhận tài trợ từ an ninh Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Huawei đã lên tiếng phản đối những thông tin mà báo chí Mỹ đăng tải và cho rằng những cáo buộc nhằm vào hãng này là vô căn cứ và từ những nguồn tin nặc danh.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Getty Images)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Getty Images)



Theo tờ The Times, tình báo Mỹ đã cáo buộc Huawei nhận tài trợ từ các cơ quan an ninh-quốc phòng của Trung Quốc.

Tờ báo Anh dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Cục Tình báo Liên bang Mỹ (CIA) cáo buộc Huawei đã nhận được tài trợ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân và một chi nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo nhà nước Trung Quốc.

Đầu năm nay, tình báo Mỹ đã chia sẻ những cáo buộc trên với các thành viên khác trong nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, bao gồm Anh, Australia, Canada và New Zealand.

Huawei bác bỏ các cáo buộc trên trong một tuyên bố cũng được tờ The Times đăng tải.

"Huawei không có bình luận về những cáo buộc không có căn cứ được hỗ trợ bởi bằng chứng bằng từ các nguồn nặc danh," đại diện của Huawei nói với tờ The Times.

Cáo buộc trên được đưa ra trong thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Mỹ rằng thiết bị Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp.

Hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc cũng như chính phủ nước này đã liên tục bác bỏ và khảng định những lo ngại và cáo buộc trên là không có cơ sở.

Các nhà chức trách ở Mỹ cũng đang điều tra Huawei vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Iran.

Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei, và là con gái của người sáng lập Nhậm Chính Phi, đã bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc gian lận ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Bà Mạnh đã phủ nhận những báo buộc và cha bà trước đó đã nói rằng vụ bắt giữ là có động cơ chính trị.

Giữa những cáo buộc như vậy, các tổ chức giáo dục hàng đầu ở phương Tây gần đây đã cắt đứt quan hệ với Huawei để tránh mất tiền tài trợ của chính phủ.

Một công ty công nghệ khác của Trung Quốc, ZTE Corp, cũng là trung tâm của những tranh cãi tương tự ở Mỹ.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã buộc ZTE ngừng hầu hết các hoạt động kinh doanh từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái sau khi các quan chức của Bộ Thương mại cho biết ZTE đã phá vỡ cam kết và bị phát hiện vận chuyển hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ đến Iran và Triều Tiên.

Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ sau khi ZTE trả 1,4 tỷ USD tiền phạt.

Đầu tuần qua, Reuters đã đưa tin rằng Mỹ sẽ hối thúc các đồng minh của mình tại một cuộc họp ở Prague (Cộng hòa Séc) vào tháng tới áp dụng các biện pháp chính sách và an ninh chung để khiến Huawei gặp khó khăn hơn trong việc thống trị mạng viễn thông 5G.

Việt Đức (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.