Tín hiệu lạc quan từ vắc-xin Covid-19 "thế hệ thứ hai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kỳ vọng vào việc phát triển các loại vắc-xin Covid-19 "thế hệ thứ hai", gồm dạng xịt mũi và viên uống.
Theo kênh Al Jazeera, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) mới đây đã phát hiện việc dùng vắc-xin do Trường ĐH Oxford và hãng AstraZeneca phát triển dưới dạng xịt đã giúp giảm phát tán virus trong cuộc thử nghiệm trên động vật.
Việc tải lượng virus thấp trong mũi sau khi dùng vắc-xin dạng xịt mũi có thể được xem là yếu tố thay đổi cuộc chiến chống dịch Covid-19 vì giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Oxford dự kiến thử nghiệm trên người để kiểm tra hiệu quả của vắc-xin dạng xịt mũi này.
Trưởng nhóm khoa học của WHO Soumya Swaminathan hôm 9-11 cho biết hiện có 129 loại vắc-xin được thử nghiệm lâm sàng trên người và 194 loại khác đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Theo bà Swaminathan, một số loại vắc-xin thuộc thế hệ thứ hai sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là vắc-xin dạng uống hay dạng xịt mũi bởi chúng dễ được đưa vào cơ thể hơn vắc-xin dạng tiêm.
 
Người dân chờ tiêm vắc-xin Covid-19 ở trung tâm tiêm chủng thủ đô Seoul - Hàn Quốc hôm 29-10 Ảnh: Reuters
Người dân chờ tiêm vắc-xin Covid-19 ở trung tâm tiêm chủng thủ đô Seoul - Hàn Quốc hôm 29-10. Ảnh: Reuters
WHO đến nay đã cấp phép sử dụng khẩn cấp 7 loại vắc-xin ngừa Covid-19 của các hãng Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinopharm, Sinovac và tuần trước là Bharat Biotech.
Bà Swaminathan nhấn mạnh hiện không có loại vắc-xin nào đạt hiệu quả bảo vệ 100% nhưng 90% đã là con số tuyệt vời.
Trong nỗ lực nhằm ngăn nguy cơ bùng phát làn sóng ca nhiễm mới, Hàn Quốc hôm 10-11 khuyến khích người dân tiêm tăng cường.
Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc tăng kỷ lục lên hơn 2.400 ca, nâng tổng ca nhiễm lên gần 386.000 ca hôm 10-11 sau khi nước này thực hiện chiến lược "Sống chung với Covid-19" kể từ ngày 1-11. Hàn Quốc đã tiêm mũi tăng cường cho 640.232 người kể từ tháng 9.
Tại Mỹ, hãng dược phẩm Pfizer hôm 9-11 cũng đã yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm liều vắc-xin tăng cường ngừa Covid-19 đối với tất cả người Mỹ từ 18 tuổi trở lên. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hơn 25 triệu người Mỹ đã tiêm liều bổ sung tính đến hôm 8-11.
Tường Châu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).