Tìm thấy bản đồ Phủ thành Quy Nhơn thời Tây Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ bản đồ này mà sau 232 năm mới biết được về khuôn viên kiến trúc của Phủ thành Quy Nhơn thời bấy giờ và có thể xem đây là tư liệu quý về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
 

 

Ngày 24-12, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho biết trong tập tư liệu Quảng Thuận đạo sự tập do Nguyễn Huy Quýnh sống vào đời Lê - Trịnh biên soạn, hiện bản gốc đang giữ tại tộc họ ở Trường Lưu, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, có vẽ bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn (ảnh).

Theo tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Quảng Thuận đạo sự tập là công trình tổng hợp lịch sử, địa chí khổ 32x16 cm, trong đó có 27 trang viết, 57 trang bản đồ. Bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn được tác giả vẽ khá chi tiết và theo lối tả thực rất sinh động. Bản đồ được vẽ vào năm 1785, tức khi thành Quy Nhơn đã được Nguyễn Nhạc và anh em Tây Sơn lấy làm đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa.

Tiến sĩ Hòa cho rằng, nhờ bản đồ này mà sau 232 năm mới biết được về khuôn viên kiến trúc của Phủ thành Quy Nhơn thời bấy giờ và có thể xem đây là tư liệu quý về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Hoa Đình/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.