Tìm nạn nhân của thủ đoạn rút tiền mặt không lãi suất từ thẻ tín dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhóm tội phạm trên lợi dụng chương trình thanh toán trả góp 0% qua cổng Alepay dành cho các khách hàng mua hàng trả góp trên các trang mạng điện tử có liên kết với cổng Alepay để lừa đảo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh Niên)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh Niên)

Ngày 31/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đang điều tra vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Quốc Tế P&L (địa chỉ tại quận Tân Bình).

Có 5 bị can đã bị khởi tố, bắt tạm giam gồm Đào Thị Kiều Oanh, Lê Thị Kim Hòa, Lê Thị Tuyết Hương, Dương Bảo Trâm, Nguyễn Văn Lương. Theo điều tra, thủ đoạn của nhóm tội phạm trên là lợi dụng trang Alepay có ký kết với các ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng về chương trình thanh toán trả góp 0% qua cổng Alepay dành cho các khách hàng mua hàng trả góp trên các trang mạng điện tử có liên kết với cổng thanh toán Alepay.

Đào Thị Kiều Oanh, Lê Thị Kim Hòa, Nguyễn Văn Lương đã tổ chức cho rất nhiều nhân viên gọi điện thoại tư vấn với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại các ngân hàng về việc rút tiền mặt không lãi suất từ thẻ tín dụng.

Người của Oanh và Hòa giới thiệu là nhân viên bộ phận rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, làm cho khách hàng nhầm tưởng là nhân viên của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.

Sau đó, chúng tư vấn khách hàng rút tiền mặt trong thẻ tín dụng với lãi suất trả góp 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng là 0%, nhưng không thông báo số phí thực tế sẽ mất khi thực hiện thanh toán tại cổng thanh toán Alepay để rút tiền mặt cho khách hàng. Khi khách hàng đồng ý rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, đối tượng sẽ kết bạn Zalo để trao đổi với chủ thẻ tín dụng, yêu cầu chủ thẻ cung cấp: tên, mã thẻ, ngày hết hạn, mã 3 số in (số CVV) phía sau thẻ, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số tiền mặt và tài khoản ngân hàng chủ thẻ tín dụng muốn nhận...

Sau khi có được các thông tin này, các đối tượng nhập thông tin khách hàng vào đường link thanh toán từ cổng thanh toán Alepay có kết nối với tài khoản kieuoanhmobile89@gmail.com, kieuoanhtcus@gmail.com, giaiphaptaichinh1010@gmail.com của Oanh trên Alepay thực hiện thanh toán từ thông tin thẻ tín dụng của khách hàng.

Sau khi thực hiện thanh toán trên link đã hoàn tất, thẻ tín dụng của khách hàng đã bị trừ tiền qua cổng Alepay thành công, các đối tượng thực hiện ứng tiền trước chuyển khoản tiền từ tài khoản cá nhân của Hương và Trâm vào số tài khoản của khách hàng đã cung cấp từ trước.

Tuy nhiên, khách hàng chỉ nhận khoảng 75%/tổng số tiền bị trừ trong tài khoản thẻ tín dụng, các đối tượng chiếm đoạt 25% số tiền còn lại.

Cơ quan điều tra đã xác minh tại Công ty Ngân Lượng (đơn vị quản lý ứng dụng Alepay) xác định tại tài khoản kieuoanhmobile89@gmail.com của Đào Thị Kiều Oanh trong tháng 12/2022 đã thực hiện nhận tiền của nhiều khách hàng, sau đó rút tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng, chuyển lại cho khách hàng 75%, còn lại chiếm đoạt 533 triệu đồng.

Để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh thông báo cho các đơn vị, cá nhân bị hại với hình thức nêu trên, đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố để cập nhật đơn tố cáo cùng tài liệu kèm theo.

Địa chỉ liên hệ: Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận Tân Bình (số 340 Hoàng Văn Thụ, Phường 14, quận Tân Bình) hoặc Đội 9 Phòng Cảnh sát Kinh tế (số 674 đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10).

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.