Tìm được kháng thể vô hiệu hóa hoàn toàn SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Đại học Pittsburgh phát hiện ra kháng thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.

Các nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra kháng thể có thể “vô hiệu hóa hoàn toàn và chính xác” virus SARS-CoV-2. Ảnh: Fox News.
Các nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra kháng thể có thể “vô hiệu hóa hoàn toàn và chính xác” virus SARS-CoV-2. Ảnh: Fox News.
Các nhà khoa học Trường Y Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, đã phân lập được “phân tử sinh học nhỏ nhất” có thể “vô hiệu hóa hoàn toàn và chính xác” virus gây đại dịch COVID-19, Fox News đưa tin.
Thành phần kháng thể nhỏ hơn 10 lần so với kháng thể có kích thước đầy đủ và đã được sử dụng để tạo ra thuốc Ab8 được chia sẻ trong báo cáo do các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell hôm 14.9. Thuốc Ab8 được xem là phương pháp phòng ngừa tiềm năng chống virus SARS-CoV-2.
Theo báo cáo, Ab8 "có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và điều trị” lây nhiễm SARS-CoV-2 ở chuột và hamster trong các cuộc thử nghiệm. Thuốc cũng không liên kết với tế bào trong cơ thể người, dấu hiệu cho thấy thuốc sẽ không có tác dụng phụ không mong muốn ở người.
“Ab8 không chỉ có tiềm năng như một liệu pháp điều trị COVID-19 mà còn có thể được sử dụng để giúp mọi người không bị lây nhiễm SARS-CoV-2" - đồng tác giả John Mellors, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh nói.
“Các kháng thể có kích thước lớn hơn đã hoạt động chống lại các bệnh truyền nhiễm khác và được dung nạp tốt, cho chúng tôi hy vọng rằng nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân COVID-19 và bảo vệ những người chưa từng bị nhiễm bệnh và chưa miễn dịch” - đồng tác giả nghiên cứu nói thêm. Nghiên cứu này còn có đồng tác giả khác là Xianglei Liu của Đại học Pittsburgh.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đang nghĩ về cách dùng thuốc này, trong đó cho rằng có thể hít hoặc tiêm nông thay vì tiêm tĩnh mạch.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Pittsburgh, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm về Phòng thủ sinh học và Các bệnh mới nổi thuộc Đại học Y Texas và phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston đã thử nghiệm Ab8 và phát hiện thuốc này ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Trong các thử nghiệm trên chuột, những con được điều trị bằng Ab8 có lượng virus lây nhiễm ít hơn 10 lần so với những con không được điều trị.
HẢI ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).