Tiết lộ lá thư gửi hậu thế ở thủy điện Hòa Bình (phần 1)

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cho đến nay, bức thư cũng như một số chi tiết về công trình này vẫn còn nhiều bí ẩn.
31 năm đã trôi qua kể từ ngày công bố và tiến hành cất giữ lá thư gửi hậu thế tại công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. Cho đến nay, bức thư cũng như một số chi tiết về công trình này vẫn còn nhiều bí ẩn.
Câu chuyện của ông Đỗ Xuân Duy, nguyên Trưởng ban phiên dịch cho chuyên gia cơ giới kiêm thư ký của ông Phan Ngọc Tường (Thứ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng thủy điện Hòa Bình), đồng thời cũng là người gắn bó với công trình này từ những ngày đầu tiên sẽ gợi mở giúp độc giả phần nào về những bí ẩn ấy.
Người biển Đen đến... sông Đen
Ông Duy nhớ lại, khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Nhà nước ta đã bắt đầu tiến hành việc chuẩn bị triển khai xây dựng một nhà máy thủy điện lớn trên dòng sông Đà. Khi ấy, nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch được giao cho Bộ Thủy lợi và sau đó là Ban công tác Sông Đà trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, do ông Hà Kế Tấn - Bộ trưởng Bộ Thủy lợi làm Trưởng ban.
Cũng trong năm 1971, các chuyên gia Liên Xô bắt đầu được cử sang Việt Nam để cùng tiến hành khảo sát, thiết kế và chuẩn bị thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Là người am tường tiếng Nga, ông Duy được giao nhiệm vụ phiên dịch. Do đó, mọi công tác từ chuẩn bị đến việc xây dựng, khánh thành công trình này, ông Duy nắm khá rõ.
Ông kể, khi tiến hành khảo sát, các chuyên gia Liên Xô có tham khảo tài liệu địa chất và thủy văn của người Pháp để lại. Chính vì thế mà họ đã gọi sông Đà là sông Đen (do dịch tên con sông này từ tiếng Pháp, bởi vào mùa lũ, sông vô cùng hung dữ và gây nhiều thảm họa cho dân cư và mùa màng dưới hạ lưu). "Việc các chuyên gia Liên Xô sang làm việc ở sông Đà gợi lên hình tượng thú vị là những người từ biển Đen (Tri-ô-rơ-nôi-e Mô-ri-e) đến chinh phục dòng sông Đen (Tri-ô-rơ-nai-a Re-ka)", ông Duy hóm hỉnh ví von.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ý tưởng về Thủy điện Sơn Lacó từ 1971 - 1972
Các chuyên gia địa chất, thủy văn Việt Nam và Liên Xô đã thực hiện nhiều chuyến đi dọc sông từ Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu cả bằng đường bộ, đường thủy và đường không (máy bay trực thăng).
"Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định xây dựng nhà máy thủy điện là lựa chọn tuyến đập mà điều kiện địa chất, địa hình ít phức tạp và đáp ứng được các điều kiện thi công thuận lợi nhất. Những đoạn sông hẹp nhất và không sâu lắm thường được lựa chọn để làm tuyến đập. Kết quả khảo sát đã nêu ra rằng trên dòng sông Đà có khả năng thiết lập 3 bậc thang thủy điện (3 nhà máy thủy điện). Tính theo hướng Bắc - Nam, trên cùng là thủy điện Lai Châu, sau đó đến thủy điện Sơn La và thấp nhất là thủy điện Hòa Bình.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố chủ quan và khách quan đã đi đến quyết định: Sẽ tiến hành xây dựng thủy điện ở Hòa Bình trước tiên. Lý do vì Hòa Bình chỉ cách Hà Nội chừng 70km. Quá trình vận chuyển thuận lợi hơn cả vì các vật tư, thiết bị, máy móc thi công để xây dựng nhà máy thủy điện thường là siêu trường siêu trọng, sau khi cập cảng Hải Phòng sẽ được kéo dọc sông Hồng rồi ngược lên Trung Hà (Sơn Tây), chuyển sang sông Đà để đưa lên Hòa Bình. Việc vận chuyển phần lớn bằng sà lan theo đường thủy sẽ rất thuận lợi thay vì bằng đường bộ.
Ngày 2/9/1972, tại bản Tháu - một địa điểm nằm trên tuyến đập đã được xác định, mũi khoan thăm dò đầu tiên đã cắm sâu vào lòng đất, là dấu mốc quan trọng của việc bắt đầu xây dựng một Công trình Thế kỷ - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà", ông Duy cho hay.
Khi bài viết này được đăng tải thì Nhà máy thủy điện Sơn La - bậc thang thủy điện thứ 2 do cán bộ kỹ sư và công nhân Việt Nam đảm nhiệm hoàn toàn việc thiết kế, thi công đã hoàn thành. Nhưng "công trình này đã được lên ý tưởng từ những năm 1971 - 1972 chứ không phải xong Hòa Bình mới tính đến Sơn La", ông Duy tiết lộ.
Ngày 6/11/1979, công trình thủy điện Hòa Bình được chính thức khởi công xây dựng. "Sở dĩ chọn ngày này vì hôm sau kỷ niệm 62 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Nhân dịp ấy, đoàn đại biểu cấp cao của Liên Xô sang thăm và tham dự mít tinh kỷ niệm ở Việt Nam. Do đó, chúng ta đã quyết định chọn khởi công vào ngày 6/11 để bạn dự cho thuận lợi", ông Duy nhớ lại.
Theo thiết kế kỹ thuật được Chính phủ Việt Nam chuẩn y, 8 tổ máy phát điện và toàn bộ hệ thống nhà điều hành sẽ được đặt ngầm trong lòng núi. Nói cách khác, Thủy điện Hòa Bình sẽ là nhà máy thủy điện ngầm có công suất vào hàng lớn nhất thế giới. Để làm được nhà máy thủy điện ngầm, tháng 6/1981, ông Đồng Sĩ Nguyên - Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã cử một đoàn 50 thực tập sinh sang Liên Xô 6 tháng học làm hầm thủy điện.
Trong những năm 1981 - 1982, công trình thủy điện Hòa Bình bước vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ ngăn sông Đà đợt 1 vào đầu năm 1983. Lúc này, nhiều biểu ngữ, khẩu hiệu xuất hiện trên khắp công trường. Đó là "Tất cả vì dòng điện ngày mai!", "Hôm nay làm việc tốt hơn hôm qua. Ngày mai phải tốt hơn hôm nay"... đã cổ vũ hàng vạn cán bộ, công nhân, chuyên gia trên công trường hăng say thi đua và không ngừng sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vì sao có lá thư gửi hậu thế?
Cũng tại thời điểm này, ông Bô-gô-tren-cô - Tổng chuyên viên Liên Xô trên công trường đã nêu ra một khuyến nghị: Nhân dịp ngăn sông Đà, nên có một lá thư để lại cho mai sau. "Đó là việc làm bình thường, đã trở thành truyền thống ở các nước mà có nghề xây dựng thủy điện lâu năm, ví như Liên Xô. Thông thường, trước khi ngăn đập, họ cùng nhau bàn bạc thảo ra một lá thư, rồi cho vào chai hoặc lọ, đậy kín lại rồi chôn vào thân đập. Họ hy vọng, một trăm năm sau hoặc lâu hơn nữa, khi con đập vỡ, cái chai đựng thư đó trôi lềnh bềnh, ai đó sẽ bắt được và mở ra xem, biết rằng người ta đã làm công trình này như thế nào. Ý nghĩa của nó chỉ đơn giản như vậy thôi", ông Duy kể lại.
Ý tưởng này được đồng chí Đỗ Mười, khi đó đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình rất ủng hộ. Tuy nhiên, việc lưu giữ lá thư gửi hậu thế sẽ được tiến hành với nghi thức trang trọng tại một địa điểm xứng đáng, chứ không phải đem chôn vào trong thân đập.
Tổng Công ty xây dựng thủy điện Hòa Bình đứng ra tổ chức kêu gọi các nhân sĩ trí thức, nhà văn, nhà báo, những người tâm huyết với công trình thủy điện Hòa Bình viết những bức thư dự thảo gửi thế hệ mai sau (cả bằng tiếng Việt và tiếng Nga) để biên tập thành "Thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau".
(Còn nữa...)
Doanh nghiệp Việt nam (Theo Thanh Thủy/Kiến thức)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.