Tiếng cổ tranh phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa phố xá náo nhiệt, tiếng đàn tranh (cổ tranh, còn được gọi là đàn thập lục) trong trẻo, thánh thót vang lên từ lớp học của cô giáo trẻ Hồ Thị Như Quỳnh khiến ai cũng tò mò lắng nghe. Sự xuất hiện của lớp học này (số 236 Trường Chinh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm cho không khí âm nhạc Phố núi thêm phần phong phú và tươi mới.

Hình ảnh những học viên nhỏ tuổi say sưa gảy đàn tranh dường như còn khá lạ lẫm với rất nhiều người. Thay cho các loại đàn phổ biến như: guitar, organ, piano, violon… các em chọn loại nhạc cụ đậm tính dân tộc và hầu như chưa từng có giáo viên nào đứng ra mở lớp trước đó. Không chỉ mang màu sắc tự sự, u hoài như người ta vẫn nghĩ, tiếng đàn của các em thật vui tươi khi đồng tấu các nhạc khúc tuổi thơ: Thằng cuội, Chiếc đèn ông sao… Người đứng lớp là cô giáo trẻ Hồ Thị Như Quỳnh vừa tốt nghiệp Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành Đàn tranh cuối năm 2022.

Chị Hồ Thị Như Quỳnh hướng dẫn học viên tập đánh đàn tranh. Ảnh: L.N

Chị Hồ Thị Như Quỳnh hướng dẫn học viên tập đánh đàn tranh. Ảnh: L.N

Nữ nghệ sĩ đàn tranh trẻ tuổi cho hay, chị mê âm nhạc nên từ nhỏ đã theo học guitar và organ. Năm học lớp 12, một nam sinh viên Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh thấy chị có năng khiếu nên đã khuyên thi vào chuyên ngành Đàn tranh. Thời điểm năm 2019, không tìm được giáo viên để ôn luyện tại Pleiku dù đây là nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, Quỳnh phải vào TP. Hồ Chí Minh “tầm sư”. Đây cũng là lý do lớn nhất khiến bạn trẻ này muốn quay về để truyền cảm hứng cho những học viên có đam mê với những thanh âm của chiếc đàn thập lục.

Trong thời gian theo học tại Nhạc viện, chị được dìu dắt bởi một giảng viên mà mình rất yêu mến, đó là Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng. Ngoài ra, chị Quỳnh còn tranh thủ học thêm chuyên ngành phụ là đàn tỳ bà. Với chị, những nhạc cụ truyền thống là một lựa chọn đủ để tạo ra sự khác biệt và khẳng định bản thân. Nhờ đa tài, có thể chơi nhiều loại đàn khác nhau, chị Quỳnh quyết định tìm chỗ mở lớp tại Pleiku sau khi tốt nghiệp. Chưa đầy 2 tháng, chị đã có 34 học viên theo học, trong đó lớp đàn tranh thu hút gần 20 em nhỏ. Chị Quỳnh vui vẻ kể: “Có phụ huynh đưa con tới đăng ký học piano, sau khi xếp lịch xong thì bé đổi ý. Mặc cho bố mẹ thuyết phục rằng piano phổ biến hơn, sang hơn, song bé cứ nhìn mãi cây đàn tranh và nói rằng muốn học đàn này”.

Để giúp các em nhỏ dễ làm quen với đàn tranh, chị Quỳnh hướng dẫn các em chơi những bài nhạc thiếu nhi, vừa vui tươi lại vừa phù hợp với lứa tuổi. Khi thành thục, các em được tiếp cận với các kỹ thuật khó, đặc biệt là khi chơi nhạc dân ca, đờn ca tài tử… Đây là phương pháp hay giúp kết nối thế hệ trẻ với nhạc cụ truyền thống, thoát khỏi lối nghĩ đàn tranh chỉ phù hợp với cổ nhạc. Cơ sở dạy đàn của chị Quỳnh cũng bày bán nhiều loại đàn tranh khác nhau, giá trung bình 4-6 triệu đồng/chiếc tùy chất liệu (gỗ cẩm lai, ngô đồng…) và kỹ thuật chạm khắc, trang trí.

Như Quỳnh mong muốn "làm mới" cổ tranh để tăng tính kết nối với giới trẻ. Ảnh NVCC

Như Quỳnh mong muốn "làm mới" cổ tranh để tăng tính kết nối với giới trẻ. Ảnh NVCC

Trò chuyện cùng P.V, em Trần Ngọc Trâm (Trường Tiểu học Ngô Mây, TP. Pleiku) hào hứng cho hay: “Con học lớp đàn tranh gần 2 tháng rồi. Đến giờ, con đã chơi được khoảng 8 bài như: Con chim non, Con mèo con, Quả táo nhỏ, Nhật ký của mẹ, Chiếc đèn ông sao. Con thấy đàn tranh dễ chơi, âm thanh lúc trầm lúc bổng, hay lắm. Cô Quỳnh rất hiền và tận tâm khi dạy tụi con”. Là một học viên nam hiếm hoi của lớp, em Cao Thái Sơn (Trường THCS Trần Phú, TP. Pleiku) chia sẻ: “Con chọn chơi đàn tranh vì thấy hay hay. Nghe nói học khoảng 2-3 năm sẽ chơi thành thục. Con nghĩ là mình có thể theo đuổi lâu dài”.

Nói về lý do cho con học đàn tranh, chị Huỳnh Thị Nở (hẻm 256 Trường Chinh, TP. Pleiku, mẹ em Sơn) mỉm cười cho biết: Dịp hè, tôi muốn con đi học thêm âm nhạc để hiểu thêm về lĩnh vực này, hạn chế thời gian chơi game và xem ti vi. Thấy cháu đăng ký học đàn tranh-loại nhạc cụ mà một số người cho rằng là đàn… dành cho con gái, tôi liền hỏi lý do. Cháu đã mở cho tôi xem video clip của các nam nghệ sĩ đàn tranh và rất tự tin với lựa chọn của mình.

Nữ nghệ sĩ Hồ Thị Như Quỳnh duyên dáng bên chiếc đàn tranh. Ảnh NVCC

Nữ nghệ sĩ Hồ Thị Như Quỳnh duyên dáng bên chiếc đàn tranh. Ảnh NVCC

Hiểu sâu sắc về giá trị của âm nhạc trong đời sống tinh thần cũng như gìn giữ và trao truyền giá trị truyền thống, chị Quỳnh bày tỏ dự định tổ chức một sân khấu nhỏ cho các học viên biểu diễn, từ đó nuôi giữ đam mê. Bản thân chị cũng tham gia một vài sân khấu âm nhạc tại Gia Lai, gần đây nhất là Ngày hội ẩm thực “Vị quê nhà” diễn ra vào ngày 7-7. Nhiều lần chị còn quảng bá cổ tranh bằng cách biểu diễn cùng nhóm Du ca Phố núi tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. “Thời gian tới, mình mong muốn được kết hợp cùng 1 ban nhạc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau để biểu diễn dân ca mang phong cách rock. Đây là một cách đưa nhạc cụ truyền thống đến gần hơn với giới trẻ”-chị Quỳnh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.