Chơi nhạc cổ điển bằng đàn tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khác với những loại nhạc cụ khác xuất hiện trên mạng trong mùa dịch Covid-19, tiếng đàn tranh réo rắt của Giáo sư Hồ Thụy Trang từ Pháp - một trong những “tâm dịch” của thế giới, đã mang đến ý nghĩa rất đặc biệt.

 

 Giáo sư Hồ Thụy Trang biểu diễn đàn tranh trước bạn bè quốc tế - Ảnh: Phạm Tử Trước
Giáo sư Hồ Thụy Trang biểu diễn đàn tranh trước bạn bè quốc tế - Ảnh: Phạm Tử Trước



Giáo sư Hồ Thụy Trang (đang định cư ở Pháp) là một trong số ít nghệ sĩ Việt được chính phủ Pháp công nhận và cấp bằng giáo sư dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong những ngày khi nhiều nước áp dụng lệnh giới nghiêm nhằm chống dịch Covid-19 lây lan, tiếng đàn tranh réo rắt của bà đã mang đến cảm xúc rất khác lạ cùng niềm hy vọng mới.

Tiếng đàn tranh Việt giữa giờ giới nghiêm trên đất Pháp

Nếu không ít các nghệ sĩ Ý được hoan nghênh với những màn trình diễn nhạc cụ trên ban công trong lúc ở nhà tuân thủ lệnh giới nghiêm, Giáo sư Hồ Thụy Trang lại nghĩ ra sáng kiến dùng Facebook để gửi đi những giai điệu đầy cảm xúc với hy vọng có thể lan truyền tinh thần đồng cảm và tương thân tương ái với những người cùng cảnh ngộ. Tác phẩm đầu tiên mà bà chọn sau khi Pháp ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc là Turkish March (tức Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ), một tác phẩm cổ điển bất hủ của nhà soạn nhạc tài ba Mozart. Viết trên trang Facebook cá nhân, nữ giáo sư gọi đây là một thách thức cho đàn tranh Việt Nam. Chia sẻ với Thanh Niên, Giáo sư Hồ Thụy Trang cho biết: “Đây là lần đầu tôi đàn bài Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ trên đàn tranh, với cách lên dây hoàn toàn mới theo hệ thống bình quân luật (tức hệ thống dây 7 nốt) chứ không theo ngũ cung như truyền thống. Điều này thật không dễ dàng, vì sau 50 năm sử dụng đàn tranh dây ngũ cung, lần đầu tiên tôi quyết định sắp xếp hệ thống dây mới, nên cần có sự tập luyện và thời gian để làm quen”.

Bài biểu diễn qua mạng kế tiếp là Bella Ciao, bài hát của phong trào kháng chiến Ý chống phát xít Đức hồi Thế chiến thứ hai. Những ai từng thưởng thức Bella Ciao qua kèn saxophone hẳn cảm thấy ngạc nhiên với sự phối hợp đầy mới lạ giữa đàn tranh và đàn nhị, mang đến âm hưởng da diết nhưng không kém phần hào hùng. Điểm thú vị nữa là chính con trai Duy Anh của Giáo sư Hồ Thụy Trang đích thân chọn tác phẩm này và cùng mẹ tập đàn để quay clip đưa lên mạng. “Chúng tôi rất vui khi những bạn bè người Ý bày tỏ sự cảm động và chia sẻ đoạn nhạc này cho bạn bè của họ”, nữ giáo sư cho biết. Vào thời điểm bài hát được đưa lên mạng, nước Ý đang hứng chịu tổn thất nặng nề vì dịch Covid-19. Và nhạc phẩm xuất hiện gần đây nhất trên trang Facebook của bà là Spanish Romance, gửi đến Tây Ban Nha cũng đang bị dịch bệnh hoành hành. Một lần nữa, Giáo sư Hồ Thụy Trang tiếp tục thách thức bản thân khi trình bày một nhạc phẩm chủ yếu chơi bằng đàn guitar trên đàn tranh Việt.


 

Quảng bá nhạc cổ truyền Việt ra thế giới
Quảng bá nhạc cổ truyền Việt ra thế giới



Đối với Giáo sư Hồ Thụy Trang, âm nhạc chính là nguồn năng lượng mang đến sức mạnh kỳ diệu vô cùng cần thiết trong giai đoạn thế giới đang ảm đạm do đại dịch Covid-19: “Dù ít hay nhiều, âm nhạc mang đến cho người nghe lẫn người chơi những khoảnh khắc khác lạ trong một thế giới khác, làm người ta quên đi hiện tại”. Việc phải ở nhà toàn thời gian, ngoài chuyện tập trung cho sáng tác và luyện tập nâng cao ngón đàn, Giáo sư Hồ Thụy Trang không quên truyền thụ kiến thức về âm nhạc cho thế hệ trẻ đang sinh sống xa quê hương. Mỗi ngày, Giáo sư Hồ Thụy Trang lên mạng, kết nối với học trò và cần mẫn chỉ dạy từng nốt nhạc, bất chấp khoảng cách về không gian và nhịp sống dường như ngừng lại ở bên ngoài. Giáo sư cho hay trong giai đoạn này, bà có nhiều thời gian hơn để soạn bài mới, cải cách giáo trình giảng dạy và chuẩn bị chương trình biểu diễn trong tương lai.

Từ năm 2000, bà đã cùng những người bạn thành lập nhóm Tiếng Tơ Đồng tại Paris, và những buổi biểu diễn của nhóm suốt 20 năm qua luôn mang đến sức hút khó cưỡng nhờ vào phong cách trình diễn và phối âm đầy sáng tạo của Giáo sư Hồ Thụy Trang. Những tiết mục của Tiếng Tơ Đồng bao gồm múa dân gian, hòa tấu nhạc cụ cổ truyền, gõ trống, ca cổ và vũ đạo cải lương. Kể từ lúc thành lập, Tiếng Tơ Đồng thường được mời đi biểu diễn trong các sự kiện quan trọng như: Ngày hội Pháp ngữ năm 2013, kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt…

“Từ hơn 20 năm qua, tôi luôn ấp ủ một mơ ước: làm sao cải tạo đàn tranh để có hệ thống dây đầy đủ nốt như cây đàn dương cầm, cho phép nhạc sĩ có thể chơi tất cả những bài nhạc nước ngoài nhưng vẫn biểu diễn được nhạc cổ truyền Việt Nam mà không bị ảnh hưởng và không mất đi tính năng đặc thù của nó”, nữ giáo sư chia sẻ. Giờ đây, mơ ước của bà sắp thành hiện thực khi giáo sư gặp được một nhà làm đàn ở TP.HCM, với cùng tâm huyết phát triển và giới thiệu nhạc Việt ra nước ngoài. “Tôi tin rằng sẽ không lâu nữa, quý vị sẽ được thưởng thức buổi biểu diễn với tiêu đề Đàn tranh Việt & nhạc cổ điển thế giới”, nữ giáo sư thổ lộ về niềm tự hào khi có thể chứng tỏ đàn tranh Việt tự thân vẫn chơi được nhiều thể loại nhạc và có tính năng như các nhạc cụ phương Tây khác. Bà cũng ấp ủ dự án giới thiệu kỹ thuật đàn tranh bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong thời gian tới để bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, góp phần quảng bá nhạc cổ truyền Việt Nam ra thế giới.

 


Giáo sư Hồ Thụy Trang sinh năm 1964 tại TP.HCM; tốt nghiệp loại ưu Nhạc viện TP.HCM năm 1986 và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy từ đó. Sau thời gian tham gia các liên hoan âm nhạc trên thế giới, từ năm 2003, nữ giáo sư chính thức định cư tại Créteil (Pháp). Bà đã trải qua cuộc thi khó khăn để trở thành người Việt thứ ba được chính phủ Pháp chính thức công nhận là giáo sư âm nhạc Việt Nam tại nước này.



Theo Thụy Miên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.