Tiêm vaccine Covid-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.
 
Dù đã tiêm vaccine COVID-19 người dân vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt 5K và các biện pháp phòng dịch. Ảnh: Phạm Đông.
Dù đã tiêm vaccine COVID-19 người dân vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt 5K và các biện pháp phòng dịch. Ảnh: Phạm Đông
Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả bảo vệ 95%. Đối với vaccine Moderna, tỉ lệ hiệu quả là 94,1%. Johnson & Johnson phát hiện ra rằng vaccine đơn liều của họ có hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh từ trung bình đến nặng và 85% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Tuy nhiên, khả năng tạo ra miễn dịch với COVID-19 sẽ mất nhiều thời gian, ngay cả sau khi tiêm chủng.
Theo William Lang, Giám đốc y tế của công ty World Clinic, cơ thể không có khả năng tạo ra miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine. Ông Lang chia sẻ trên tạp chí Verywell: “Cơ thể cần thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho bất kỳ loại vaccine nào".
Liều lượng vaccine ảnh hưởng đến miễn dịch như thế nào?
Hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn 3 của Johnson & Johnson cho thấy vaccine có khả năng tạo ra kháng thể ít nhất 28 ngày sau khi tiêm chủng bằng mũi tiêm một liều.
Đôi khi, một lần tiêm là không đủ để tạo ra miễn dịch. Cả vaccine Pfizer và Moderna đều bao gồm hai mũi tiêm. Liều thứ hai của Pfizer được tiêm 21 ngày sau liều đầu tiên. Trong khi liều thứ hai của Moderna được tiêm 28 ngày sau mũi đầu tiên.
Đối với vaccine Pfizer, hiệu quả kháng thể được tạo ta mất ít nhất bảy ngày sau tiêm liều thứ hai. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch chỉ đạt được từ ít nhất 14 ngày sau liều thứ hai.
"Để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn thường phải dùng hai liều" - Lang nói.
Tuân thủ biện pháp phòng dịch sau tiêm vaccine
Theo William Moss, Giám đốc điều hành của Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế tại Đại học John Hopkins ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ, điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm phòng.
Ngay cả sau khi tiêm chủng, một phần lớn dân số có thể không được bảo vệ vì vaccine không có hiệu quả 100% đối với COVID-19.
“Nếu hiệu quả đạt được là 95%, 5% số người được chủng ngừa sẽ không được bảo vệ sau khi tiêm chủng. Điều đó nghe có vẻ là một tỉ lệ nhỏ, nhưng khi bạn tiêm chủng cho hàng triệu người, đó là một số lượng lớn” - ông Moss nói.
Johnson & Johnson đã công bố dữ liệu cho FDA cho thấy vaccine này có thể ngăn ngừa triệu chứng nặng. Vaccine Pfizer/BioNTech có thể mang lại lợi ích tương tự.
Sau tiêm liều đầu tiên đã có kháng thể chưa?
Pfizer báo cáo rằng vaccine mang lại hiệu quả 50% với khoảng ba tuần giữa liều vaccine đầu tiên và liều thứ hai. Moss giải thích rằng vẫn có khả năng bị nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian 3 tuần giữa hai liều tiêm đó. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào việc mọi người có tiếp tục tuân theo các nguyên tắc phòng dịch COVID-19 hay không.
Moss cho biết: “Khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều là một biểu hiện cho biết mức độ lây truyền dịch mạnh mẽ như thế nào trong một khu vực cụ thể. Và thực tế, khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều tiêm không phải hiếm trong đại dịch. Các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu cần được tiến hành trong một thời gian khá dài để đánh giá khả năng miễn dịch lâu dài của vaccine”.
AN AN (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?