Tiêm phòng vaccine COVID-19 và những vấn đề cần chú ý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không dùng cà phê, không bia rượu chất cồn, tránh dùng thuốc ngừa thai... là các khuyến cáo đối với người chuẩn bị tiêm phòng vaccine COVID-19.

Ảnh: Tường MinhẢnh: Tường Minh
Ảnh: Tường Minh
Những thông tin trong bài được dược sĩ Nicole Nguyễn cập nhật từ CDC của Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tạp chí y tế chuyên ngành JAMA, và các nguồn khác gởi đến bạn đọc Lao Động.
Tuy nhiên, đây là thông tin chỉ có tính tham khảo, không mang tính chỉ định. Bạn đọc có lo ngại về những triệu chứng cụ thể, hay sức khoẻ chung của mình, vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ chịu trách nhiệm cụ thể, để được tư vấn phù hợp hơn.
Nicole Nguyễn là dược sĩ tại Virginia, Mỹ, đang làm việc tại một bệnh viện của bang Virginia - từng là nơi phát hiện và điều trị COVID-19 đầu tiên tại Mỹ hồi đầu năm 2020.
Không dùng thuốc ngừa thai tước khi tiêm vaccine
Trước khi tiêm vaccine không nên uống cà phê. Vì cà phê làm nhịp tim của quý vị đập nhanh hơn. Không uống rượu bia, chất có cồn vì các chất này sẽ phản ứng với các thành phần thuốc của vaccine.
Thân nhiệt phải bình thường. Nếu có các triệu chứng như cảm sốt hoặc ho, quý vị phải chờ đến khi khỏe lại thì mới tiêm.
Đặc biệt những người đã từng nhiễm COVID-19 cũng nên tiêm vaccine để bảo vệ không bị nhiễm lần sau. Và cần chờ đến sau 90 ngày kể từ ngày lành bệnh.
Đối với người có bệnh nền về đông máu, hãy tham khảo với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Đối với các bệnh nền khác như tiểu đường, tai biến, đột quỵ, bệnh Down syndrome, cao huyết áp, cao mỡ trong máu, dị ứng với các loại thực phẩm hoặc thuốc bình thường, phổi: nên tiêm Vaccine. Người có bệnh về tim mạch vẫn tiêm được, nhưng cần thông báo với bác sĩ để có sự theo dõi hợp lý.
Tránh dùng thuốc ngừa thai trước khi tiêm, vì trong thuốc ngừa thai có thành phần estrogen phản ứng với thuốc AstraZeneca gây đông máu.
Bác sĩ là người quyết định quý vị có đủ điều kiện sức khỏe tiêm chủng hay không. Do đó, không được tự nghĩ mình là người có bệnh nền rồi quyết định không tiêm hoặc hoãn cuộc hẹn để tiêm.
Một số người có hội chứng sợ nhân viên y tế hoặc kim tiêm, lúc đó huyết áp của quý vị sẽ tăng cao. Vậy nên cần bình tĩnh, ngồi chờ 15 đến 30 phút. Sau khi huyết áp hạ, lúc đó sẽ được tiêm, đừng hoảng sợ bỏ về.
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm COVID-19, nên cần hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi quyết định để tránh rủi ro...Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vaccine để bảo vệ mẹ và bé.
Những câu hỏi thường gặp
1. Những phản ứng phụ nào sẽ xảy sau khi tiêm vaccine?
- Trên cánh tay đã tiêm: đau, đỏ mẫn, sưng tấy.
- Trên các phần còn lại của cơ thể: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn ôn, sốt
Cách xử lý:
- Uống 1-2 viên acetaminophen 500mg (Paracetamol, Tylenol)
hoặc Ibuprofen 200mg - 4 viên (800mg) mỗi 8 tiếng.
- Để khăn ướt trên chỗ đã tiêm, cử động cách tay đã tiêm để giảm bớt đau.
- Uống nước đầy đủ ít nhất 2 lít mỗi ngày.
Theo CDC của Hoa Kỳ, các phản ứng phụ xảy ra trong vòng 1-7 ngày là bình thường. Các phản ứng từ nhẹ đến trung bình, có thể sinh hoạt bình thường được. Lúc này, cơ thể của quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ để chống dịch COVID-19.
Mũi thứ hai phản ứng phụ sẽ mạnh hơn mũi đầu tiên vì cơ thể của quý vị đã có hàng rào bảo vệ sẵn, khi vaccine vào chúng sẽ tấn công mạnh hơn mũi đầu tiên và xây dựng hệ thống kháng thể hoàn chỉnh.
2. Khi nào cần gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện?
- Khi vết tiêm sưng đỏ trong vòng 24 giờ và không có dấu hiệu suy giảm.
- Khi bị khó thở hoặc cơ thể bị sưng/phù nề.
- Khi những triệu chứng của phản ứng phụ nặng vẫn tiếp diễn sau 3 ngày.
3. Khi nào vaccine bắt đầu hoạt động?
- Vaccine hoạt động hiệu quả khoảng 60% sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi thứ nhất.
- Vaccine hoàn toàn hiệu quả sau 14 ngày của mũi tiêm thứ hai.
- Lưu ý: trong vòng 14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh và lây lan.
Có cần đeo khẩu trang sau khi tiêm vaccine?
Nên đeo khẩu trang, rửa tay, giữa khoảng cách 2 mét sau khi tiêm.
Những người không nên tiêm hoặc hoãn tiêm
Người bị phản ứng tức thời với một trong những thành phần thuốc của vaccine.
Người bị phản ứng nghiêm trọng với mũi tiêm thứ nhất, bác sĩ sẽ xem xét đổi loại thuốc khác.
Người đang bị COVID, phải chờ 90 ngày kể từ ngày lành bệnh, mới có thể tiêm được.
Người bị sốt, cảm cúm sẽ hoãn tiêm đến khi lành bệnh.
Người vừa tiếp xúc với bệnh nhân FO hoặc đang quá trình cách ly, hoãn đến khi cách ly xong và có kết quả âm tính.
Thông tin về vaccine
Hiện nay, vaccine có 3 loại tiêm 2 liều có đủ hệ thống kháng thể làm hàng rào bảo vệ bệnh COVID- 19:
- Astrazeneca: 2 mũi cách nhau 28-84 ngày, hiệu quả 82% đến 85%.
- Moderna: 2 mũi cách nhau 28 ngày, hiệu quả 94%.
- Pfizer: 2 mũi cách nhau 21 ngày, hiệu quả 95%.
Cả ba loại trên đều có khả năng phòng ngừa chủng mới Delta.
TƯỜNG MINH (LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/tiem-phong-vaccine-covid-19-va-nhung-van-de-can-chu-y-935213.ldo

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.