Tích cực triển khai các giải pháp chống hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình hình hạn hán đang diễn ra gay gắt gây thiệt hại lớn đến vụ Đông Xuân 2014-2015, sáng 31-3, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã có chuyến thực tế kiểm tra tình hình hạn tại các cánh đồng thuộc xã Ia Băng, thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa) và xã Ia Kênh (TP. Pleiku).


Huyện Đak Đoa là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của nắng hạn. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay toàn huyện có khoảng 367 ha lúa nước đang trong giai đoạn đẻ nhánh bị khô hạn, trong đó có gần 270 ha bị thiệt hại trên 70% và mất trắng. Các xã chịu ảnh hưởng nặng gồm: Ia Băng trên 78 ha, thị trấn Đak Đoa hơn 57 ha, A Dơk gần 48 ha, Đak Sơ Mei trên 55 ha… Tổng thiệt hại ước tính khoảng 5,398 tỷ đồng (20 triệu đồng/ha) với 1.825 hộ bị thiệt hại.
 

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng (thứ hai từ trái sang) kiểm tra hạn tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Q.T
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng (thứ hai từ trái sang) kiểm tra hạn tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Q.T

Có mặt tại cánh đồng Ia Không (xã Ia Băng) và cánh đồng Nor (thị trấn Đak Đoa), đoàn kiểm tra mới cảm nhận được những khó khăn, vất vả của nông dân trong thời gian qua. Nhiều thửa ruộng đã ngả vàng nhưng không phải do lúa chín mà bởi vì nắng hạn đã làm cho cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh trở nên khô cháy. Đất khô cằn, nứt nẻ, các kênh mương dẫn nước về đồng ruộng bây giờ đã cạn khô, người trồng lúa chỉ còn biết cầu trời sớm có mưa để cứu vớt được phần nào. Ông Jar (ở làng O Ngó, xã Ia Băng) lo lắng cho biết: “Bây giờ thì dân làng mình chỉ mong trời cho mưa thì còn vớt vát được một ít chứ không thì đói là cái chắc. Hiện 2 sào lúa của gia đình mình đang trong giai đoạn làm đòng rất cần nước, nhưng giờ nước đã không đến được chân ruộng nếu mấy ngày tới mà không có mưa thì coi như mất trắng, mình lo lắm”. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quý Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Băng cho biết: Hiện tại, diện tích bị thiệt hại do hạn đã hơn 78 ha. Nếu những ngày tới không có mưa thì diện tích bị ảnh hưởng sẽ tăng lên nhiều và khả năng mất trắng là rất cao.

Ông Phạm Cường-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho biết: Vừa qua, một số xã như: Hà Bầu, Hà Đông, Hải Yang có mưa rải rác. Tuy nhiên, qua kiểm tra, trong thời gian 15 ngày tới nếu trên địa bàn không có mưa thì diện tích có khả năng xảy ra khô hạn sẽ tăng thêm khoảng 185 ha. Huyện đang vận động, hướng dẫn người dân tranh thủ bơm tưới cầm chừng chờ mưa ở những cánh đồng tranh thủ được nguồn nước nhằm cứu vớt được phần nào.

 

Ảnh: Q.T
Ảnh: Q.T

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, đoàn cũng đã đến kiểm tra tình hình hạn tại cánh đồng Bầu 4 (xã Ia Kênh, TP. Pleiku). Tính đến thời điểm này, nắng hạn cũng làm cho nhiều diện tích lúa Đông Xuân khả năng mất trắng cao. Toàn thành phố đã có hơn 147 ha bị ảnh hưởng do hạn hán, trong đó xã Chư Á có hơn 64 ha, Ia Kênh khoảng 50 ha, xã Gào là 20 ha, phường Thắng Lợi hơn 10 ha…

Sau khi tìm hiểu thực tế tình hình nắng hạn, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố nắm lại tình hình hạn trên địa bàn báo cáo lại cho UBND tỉnh để tỉnh báo cáo Chính phủ, các bộ ngành Trung ương. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành lập hồ sơ công bố hạn. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên để cảnh báo người dân kịp thời, đối với những diện tích nào không cứu vãn được thì hướng dẫn người dân làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ tiếp theo. Mặt khác, ngành Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp với các địa phương thành lập đoàn đi kiểm tra từng hộ bị thiệt hại do hạn gây ra để đề xuất hỗ trợ cho người dân kịp thời, không để xảy ra tình trạng đói, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Tính đến ngày 30-3, toàn tỉnh có 12 huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng do hạn hán với tổng diện tích trên 6.985 ha cây trồng các loại bị thiệt hại, tập trung ở cây lúa nước, hoa màu và cây công nghiệp dài ngày. Trong đó, có trên 795 ha lúa Đông Xuân thiệt hại trên 70%, gần 845 ha lúa bị thiệt hại từ 30% đến 70%, diện tích cây công nghiệp dài ngày bị ảnh hưởng do không chủ động được nguồn nước tưới là 5.180 ha… Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng trên 85 tỷ đồng, trong đó diện tích lúa Đông Xuân mất trắng thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng, diện tích lúa giảm năng suất thiệt hại khoảng 12,5 tỷ đồng, diện tích cà phê thiệt hại khoảng 52 tỷ đồng và hoa màu khoảng 730 triệu đồng.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm