Tỉ phú Việt trong "tâm bão" Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù thiệt hại hàng tỉ USD, song trong đại dịch Covid-19, các tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán vẫn nỗ lực chung tay chia sẻ cùng cộng đồng; sáng tạo giải pháp mới và tự tin chờ cơ hội sẵn sàng bứt phá trở lại.
 

Các doanh nghiệp của tỉ phú USD vẫn nỗ lực xoay xở vượt qua đại dịch Covid-19 - Đồ họa: Hồng Sơn - Ảnh: Ngọc Thắng
Các doanh nghiệp của tỉ phú USD vẫn nỗ lực xoay xở vượt qua đại dịch Covid-19 - Đồ họa: Hồng Sơn - Ảnh: Ngọc Thắng




5 người giàu nhất mất 3,3 tỉ USD

Hơn 3 tháng kể từ khi dịch Covid-19 càn quét, nền kinh tế Việt Nam đã “thấm” đòn thiệt hại. GDP quý 1 chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu sụt giảm; doanh nghiệp (DN) đối mặt với nguy cơ đình đốn, ngưng trệ sản xuất kinh doanh. Các tỉ phú chính là những doanh nhân nằm giữa tâm bão.

Theo dữ liệu thống kê, người giàu nhất Việt Nam vẫn là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (mã VIC). Tuy nhiên, sau 3 tháng với mức sụt giảm 24,5% của cổ phiếu VIC (hiện có mức giá 86.800 đồng/cổ phiếu), tài sản của vị tỉ phú này đã sụt giảm mất 53.500 tỉ đồng, chỉ còn 165.000 tỉ đồng (ông Vượng sở hữu cả trực tiếp và gián tiếp khoảng 1,9 tỉ cổ phiếu VIC).


 


Theo thống kê của Bloomberg, kể từ đầu năm đến giữa tháng 3, tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã sụt giảm 950 tỉ USD do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự lao dốc đồng thời của thị trường chứng khoán, giá dầu. Chỉ riêng trong 1 ngày (12.3), 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 331 tỉ USD, mức sụt giảm mạnh nhất trong 8 năm theo dõi của Bloomberg Billionaires Index.

Còn theo thống kê thực của Forbes, người giàu nhất thế giới Jess Bezos giờ đây tài sản trị giá 116,9 tỉ USD, giảm 14,1 tỉ USD so với trị giá 131 tỉ USD của hơn 1 năm trước. Người giàu thứ hai là tỉ phú Bill Gates lại tăng thêm hơn 3 tỉ USD, lên 99,9 tỉ USD. Tỉ phú nổi tiếng trên thị trường chứng khoán là Warren Buffett đã bay hơi 12 tỉ USD, xuống còn 70,5 tỉ USD; hay tỉ phú Mark Zuckerberg của Facebook cũng mất đi 4,1 tỉ USD...






Người đứng thứ 2 là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (mã HDB), Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Hàng không VietJet (mã VJC). Sự đóng băng của du lịch, hàng không khiến VJC lao dốc, giảm 33,6% từ mức giá 146.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm cuối năm ngoái. Bên cạnh đó, HDB cũng giảm mất gần 34%... khiến tài sản của bà Thảo “bốc hơi” 15.800 tỉ đồng.

Người thứ 3 là bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (vợ ông Phạm Nhật Vượng). Bà Hương sở hữu hơn 151 triệu cổ phiếu VIC, tương đương giá trị hiện tại hơn 13.100 tỉ đồng. So với đầu năm, thời điểm này đã giảm khoảng 4.265 tỉ đồng.

Đại dịch Covid-19 cũng “hạ nốc ao” 2 tỉ phú từng nhiều năm đứng trong tốp 5 của Việt Nam. Cụ thể là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (mã TCB) Hồ Hùng Anh, hiện sở hữu trực tiếp và gián tiếp 39,3 triệu cổ phiếu TCB; 247,2 triệu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan, có tổng trị giá gần 13.000 tỉ đồng. Tài sản của ông Hồ Hùng Anh giảm khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. Tương tự, ông Nguyễn Đăng Quang, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Masan, sở hữu 9,4 triệu cổ phiếu TCB và 252 triệu MSN. Tài sản hiện tại của ông Quang khoảng 12.500 tỉ đồng. So với cuối năm 2019, ông Quang bị giảm mất hơn 2.000 tỉ đồng.

Tính chung, 5 tỉ phú có tài sản lớn nhất sàn chứng khoán mất 77.565 tỉ đồng, tương đương khoảng 3,3 tỉ USD (tính theo tỷ giá 23.500 đồng/USD). Ngoài ra, những gương mặt tỉ phú Việt Nam trên sàn chứng khoán như ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát; bà Phạm Thúy Hằng, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup; ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn địa ốc Nova (NVL); hay ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT CTCP Vicostone... tài sản cũng bay hơi ít nhất hàng chục ngàn tỉ đồng sau 3 tháng đầu năm nay.

Vẫn chi ngàn tỉ chống dịch, xoay xở tìm cơ hội

Dù bản thân chịu thiệt hại nặng nề, song nhóm các tỉ phú Việt Nam này vẫn đang chung tay đóng góp hàng ngàn tỉ đồng cùng cả nước chống dịch. Ngay từ tháng 2, Vingroup ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh dịch bệnh Covid-19 với tổng số tiền 20 tỉ đồng; đến tháng 3 lại thêm 125 tỉ đồng trang bị máy thở, máy xét nghiệm, bộ sinh phẩm xét nghiệm và nghiên cứu.

SARS-CoV-2. Một thành viên của tập đoàn, CTCP Vincom Retail, dành 300 tỉ đồng hỗ trợ các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Đáng chú ý, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã thuê riêng máy bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines để đưa miễn phí khách Ukraine mắc kẹt ở Việt Nam về nước, đồng thời đón công dân Việt ở Ukraine trở về trong những ngày cuối tháng 3 này.
Tập đoàn Hòa Phát của doanh nhân Trần Đình Long cũng ủng hộ 5 tỉ đồng chuyển tới quỹ của Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư; Novaland ủng hộ gần 6 tỉ đồng, trích từ ngân sách tập đoàn và sự đóng góp của toàn thể cán bộ, nhân viên để trang bị các phương tiện phòng, chống dịch. Tương tự, cùng với nhiều ngân hàng khác, HDBank của nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và Techcombank của tỉ phú Hồ Hùng Anh, mỗi ngân hàng đã ủng hộ 10 tỉ đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong khó khăn, các tỉ phú đang tiên phong tìm giải pháp, hướng đi mới sẵn sàng vượt lên đại dịch. Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, cho biết để hạn chế tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, sốt giá, các nhà máy chế biến thực phẩm của DN đang chạy hết công suất, đặc biệt là thịt heo. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng là thời cơ rất tốt để thúc đẩy thương mại điện tử. “Tập đoàn đang có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà vẫn được phục vụ, chứ không cần trực tiếp đến siêu thị”, ông Quang nói.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco, cho hay dù giữa bối cảnh dịch bệnh khó khăn nhưng vẫn có cơ hội cho DN đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. Với lợi thế về cơ khí, logistics, ông Dương mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Hùng Vương của “vua cá tra” Hùng Vương, Dương Ngọc Minh… Ông chủ Thaco tự tin đại dịch Covid-19 rồi sẽ trị được. Đặc biệt, khi Trung Quốc hết dịch, nhu cầu cung ứng các mặt hàng của ngành nông nghiệp sẽ rất lớn. Vì thế, đây sẽ là ngành xuất khẩu chủ lực của kinh tế Việt Nam sau dịch bệnh.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình (FPT là một trong những DN “trụ” khỏe nhất trong đại dịch lần này (giá cổ phiếu chỉ giảm rất nhẹ) cho rằng, lúc này DN nên "chuyển mọi thứ lên online, tăng cường chất lượng dịch vụ nội bộ". Và với mong muốn hỗ trợ các DN làm việc từ xa trong đại dịch Covid-19, FPT IS - đơn vị thành viên của FPT, đã miễn phí sử dụng giải pháp giám sát an toàn thông tin và phản ứng sự cố (FPT.Eagle Eye MDR) trong vòng 3 tháng. Tập đoàn này cũng sớm bắt tay với Bộ Y tế cho ra đời trợ lý ảo chatbot, có thể giải đáp thắc mắc của người dân 24/7 về Covid-19 hoàn toàn tự động.

Theo Mai Phương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này