Thuốc cao huyết áp bất ngờ đẩy lùi 1 bệnh nan y không thuốc chữa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các nhà khoa học phát hiện ra công dụng mới của một loại thuốc trị cao huyết áp: ngăn chặn sự chết đi của tế bào não trong Parkinson, căn bệnh không thuốc chữa.
 


Nghiên cứu mới kết hợp giữa Đại học Bang Iowa (Mỹ) và Đại học Y Capital (Trung Quốc) đã tìm ra một phương án để làm chậm và ngăn ngừa khuyết tật trong bệnh Parkinson, một căn bệnh cho đến nay vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu.

 

Tay run rẩy là dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bệnh Parkinson - ảnh: MEDICAL NEWS TODAY
Tay run rẩy là dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bệnh Parkinson - ảnh: MEDICAL NEWS TODAY



Rất bất ngờ, một viên thuốc không được nghiên cứu sản xuất cho căn bệnh này là terazosin lại vô tình kích hoạt enzyme PGK1 trong cơ thể, vốn rất quan trọng cho việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Trong khi đó, một dấu hiệu đặc trưng của Parkinson là mức sản xuất năng lượng trong các tế bào thấp hơn. Đây là một nguyên nhân lớn khiến các tế bào não nhanh chóng bị chết đi, người bệnh ngày càng mất khả năng điều khiển cơ thể và dẫn tới các khuyết tật, sau đó là tình trạng tử vong sớm.

Trong thử nghiệm lâu dài trên 13 bệnh nhân Parkinson, cơ chế nói trên của terazosin đã giúp diễn tiến của bệnh chậm đi rất nhiều, đồng nghĩa với việc hạn chế các khuyết tật và kéo dài tuổi thọ.

Tiến sĩ Michael Welsh từ Đại học Iowa, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: "Các thuốc hiện tại có thể làm giảm bớt một phần triệu chứng của bệnh Parkinson, nhưng không có phương pháp điều trị nào làm thay đổi quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa thần kinh này. Đó là một tình trạng khủng khiếp bởi khi dân số của chúng ta già đi, bệnh Parkinson sẽ ngày càng phổ biến".

Vì vậy, phát hiện mới này có ý nghĩa rất lớn.

Đáng mừng hơn, terazosin không phải là một thuốc mới. Từ lâu, nó đã được sử dụng rộng rãi như một thuốc điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Việc một loại thuốc có thể "tái sử dụng" cho bệnh khác sẽ tiết kiệm được vô số chi phí, thời gian bào chế và thử nghiệm, bởi nó đã được chứng minh là an toàn cho người dùng.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of Clinical Investigation.

Thống kê cho thấy tại Anh có khoảng 127.000 bệnh nhân Parkinson, trong khi con số này ở Mỹ là khoảng 1 triệu người. Bệnh gây ra cứng cơ, chậm các cử động, run, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính, suy giảm chất lượng sống và có thể dẫn đến tàn tật nghiêm trọng.
A. Thư (Theo Daily Mail, BBC, nld)

 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.