Thú vị tập tục người Tây Nguyên cúng voi ngày cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Voi trong tâm thức người đồng bào Tây Nguyên là một người bạn, một loài động vật trung thành, tận tụy. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Tây Nguyên thường tổ chức cúng voi, cầu mong voi thêm sức khỏe, đồng hành với gia đình nài voi trong năm mới.

Nếu như ở đồng bằng, người nông dân xem con trâu là đầu cơ nghiệp thì ở Tây Nguyên, nhà nào sở hữu voi hiển nhiên nhận được sự tôn trọng của người dân trong làng. Với người Tây Nguyên, voi không chỉ là con vật tham gia vào quá trình lao động sản xuất mà còn là một thành viên không thể thiếu trong gia đình.

Những năm gần đây, chính quyền Đắk Lắk, người đồng bào bản địa đã bắt đầu chú trọng trong việc chăm lo đến đàn voi nhà hơn. Nếu như trước đây, voi nhà thường xuyên bị bắt làm du lịch hoặc tham gia và các lễ hội phục vụ các lễ hội của con người thì nay, Đắk Lắk đã thay đổi quan niệm.

Cụ thể, tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương trong việc phát triển đàn voi nhà. Chưa hết, tỉnh còn hỗ trợ cho các chủ voi để họ có thêm điều kiện chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho voi. Từ cơ sở đó, những con voi nhà dù còn sống hay đã chết đều được người dân quan tâm làm các lễ cúng chu đáo.


 

 Tập tục cúng voi của người dân tại huyện huyện Lắk, Buôn Đôn được tổ chức từ bao đời nay.
Tập tục cúng voi của người dân tại huyện huyện Lắk, Buôn Đôn được tổ chức từ bao đời nay.


Tập tục cúng voi của người dân tại huyện huyện Lắk, Buôn Đôn được tổ chức từ bao đời nay. Dù không nhớ rõ nguồn gốc của lễ cúng nhưng phần lớn, qua buổi lễ mọi người ai cũng mong muốn cầu cho voi nhà nhiều sức khỏe.

Trước đây, người Tây Nguyên thường cúng voi theo các ngày lễ lớn. Sau này khi cuộc sống hiện đại du nhập, bà con thường lựa chọn thời điểm cuối năm, sau một mùa màn bội thu.

 

Để thưởng cho voi trong một năm vất vả cùng con người, chủ voi vác bó mía, từng nải chuối rừng để voi ăn ngon lành. Ảnh: HL
Để thưởng cho voi trong một năm vất vả cùng con người, chủ voi vác bó mía, từng nải chuối rừng để voi ăn ngon lành. Ảnh: HL


Khi dân làng cùng nài voi đã tề tựu đông đủ, thầy cúng tế trong trang phục truyền thống, đầu đội khăn nhung đỏ, đứng trên sàn cao, miệng khấn thầm mong thần linh phù hộ cho đàn voi nhà, cầu các nài voi luôn có sức khỏe tốt để chăm sóc, làm bạn bên voi.

Bài khấn của thầy cúng hoàn tất, voi nhà lần lượt quỳ chân xuống để thầy cúng xoa gạo, huyết heo lên đầu voi. Để thưởng cho voi trong một năm vất vả cùng con người, chủ voi lục tục vác bó mía, từng nải chuối rừng để voi ăn ngon lành.

https://laodong.vn/xa-hoi/thu-vi-tap-tuc-nguoi-tay-nguyen-cung-voi-ngay-cuoi-nam-878056.ldo

Theo Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null