Thử nghiệm liệu pháp mới điều trị rối loạn thần kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Linköping, Lund và Gothenburg ở Thụy Điển cùng thử nghiệm phát triển các điện cực trong mô sống bằng cách sử dụng các phân tử của cơ thể làm tác nhân kích hoạt.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một kỹ thuật sản xuất các vật liệu dẫn điện không có chất nền trong mô sống, có thể đưa vào cơ thể mà không cần phẫu thuật xâm lấn, dễ dàng phân hủy theo thời gian.

Họ tạo ra điện cực bằng cách sử dụng A5, hỗn hợp gồm polymer và ion-electron hòa tan trong nước, với những đặc tính độc đáo như tự lắp ráp trong một khối gel và tạo ra hydrogel có tính dẫn điện cao, ổn định. A5 được tiêm thử nghiệm vào não cá ngựa vằn. Khi A5 tương tác với các ion nội sinh sẽ tự tạo thành một điện cực mềm ổn định.

Theo thời gian, độ dày của điện cực mềm tăng lên và các sợi nhánh bắt đầu phát triển, tạo thành sự kết nối chặt chẽ với các tế bào xung quanh. Bằng cách áp dụng các xung điện vào não cá từ điện cực được cấy ghép, các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát tín hiệu thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

Chicago Sun-Times là một trong những tờ báo lớn tại Mỹ (Ảnh: Sun-Times.com)

Một tờ báo lớn ở Mỹ dùng AI không kiểm chứng

(GLO)- Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn và có ảnh hưởng tại Mỹ, vừa bị chỉ trích vì đăng danh sách "sách mùa hè" gồm nhiều tựa sách hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) bịa ra trong một ấn phẩm báo in của mình. Nguyên nhân là do người biên soạn đã sử dụng AI mà không kiểm tra.

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

(GLO)- Màu tự nhiên được tạo nên từ các loại hoa, lá, gia vị, rất được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết, rệp son cũng có thể tạo ra màu thực phẩm an toàn và đẹp mắt. Mới đây, một công ty tại Mỹ đã thành công tạo ra màu đỏ tự nhiên từ loài bọ sống ở Nam Mỹ này.

Hơn 300 nhà khoa học Việt cùng ngồi bàn cách đổi mới sáng tạo vì giao thông bền vững

Hơn 300 nhà khoa học Việt cùng ngồi bàn cách đổi mới sáng tạo vì giao thông bền vững

Ngày 17/5, hơn 300 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải trên toàn quốc về dự Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ VI do Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM (UTH) tổ chức với chủ đề “Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải – CTST 2025”.