Thu hồi khẩn 11 loại thuốc có chứa vượt ngưỡng tạp chất nguy cơ gây ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Căn cứ vào thông báo của các cơ quan nghiên cứu và quản lý dược quốc tế, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi ngay 11 loại thuốc chứa Ranitidine có chứa tạp chất NDMA nguy cơ gây ung thư ở hàm lượng vượt ngưỡng cho phép.
 
Các loại thuốc chứa Ranitidine có chứa tạp chất NDMA vượt ngưỡng
Ngày 2-10, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các cơ sở nhập khẩu thuốc yêu cầu thu hồi thuốc chứa Ranitidine có chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) vượt giới hạn cho phép.
Theo đó, căn cứ thông báo của Cơ quan Khoa học y tế Singapore (HSA), Cơ quan quản lý dược phẩm Thụy Sĩ (Swissmedic) về việc thu hồi các thuốc chứa Ranitidine do phát hiện chứa tạp chất NDMA có nguy cơ gây ung thư ở hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép của quốc tế, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi ngay 11 thuốc thành phẩm trên địa bàn cả nước.
Cụ thể gồm các loại thuốc sau: Thuốc Aciloc 150 (số đăng ký: VN-17188-13) và thuốc Aciloc 300 (SĐK: VN-17848-14), dạng bào chế viên nén bao phim, công ty Cadila Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ) sản xuất; thuốc Apo-Ranitidine 150mg (SĐK: VN-3366-07), dạng viên nén, do Apotex Inc của Canada sản xuất; thuốc Zantac Tablets (SĐK: VN-10264-10, VN-20764-17), dạng viên nén bao phim, do Glaxo Wellcome S.A của Tây Ban Nha sản xuất;
Thuốc Zantac Injection (SĐK: VN – 10265-10, VN-20516-17), dạng dung dịch tiêm, do GlaxoSmithKline Manufacturing S.p.A của Italy sản xuất; thuốc Ratylno-150 (SĐK: VN-18567-14), dạng viên nén bao phim, do Micro Labs Ltd của Ấn Độ sản xuất; thuốc Hyzan Tablet 150mg, dạng viên nén bao phim, do Xepa – Soul Pattinson của Malaysia sản xuất;
Thuốc Neoceptin R-150 Tablet 150mg, dạng viên nén bao phim, do Beximco Pharmaceuticals Ltd sản xuất; thuốc Vesyca film coated tablet 150mg, dạng viên nén bao phim, của Y.S.P. Industries của Malaysia sản xuất; thuốc Xanidine Tablet 150mg, dạng viên nén bao phim, của Berlin Pharmaceutical Industry Co Ltd của Thái Lan sản xuất; thuốc Zantac Syrup 150mg/10ml, dạng Si rô, của Aspen Bad Oldesloe GmbH Germany (Đức) và Glaxo Wellcome Operations (Mỹ) sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các Công ty nhập khẩu thuốc phối hợp với nhà phân phối thuốc thông báo thu hồi tất cả các lô thuốc thành phấm nêu trên tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc và tiến hành thu hồi toàn bộ các lô thuốc này.
Đồng thời, Cục đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo việc thu hồi tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; Công bố thông tin việc thu hồi tất cả các thuốc thành phẩm nêu trên trên trang thông tin điện tử của Sở; Kiểm tra và giám sát các Công ty nhập khẩu thuốc trên địa bàn thục hiện việc thu hồi các thuốc nêu trên.
Duy Tiến (ANTD.VN)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.