Thứ đắt hơn vàng trong phân chim,chăm đi nhặt về bán chục triệu dễ dàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi nhặt về, chúng được trải qua quá trình làm sạch kỹ lưỡng và được sấy khô trước khi đưa ra thị trường.
 
Chim Jacu có nguồn gốc từ Brazil từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê. Tuy nhiên, ngày nay con người đã phát hiện được điều đặc biệt về chúng. Jacu là loại chim được xếp vào hàng nguy cấp cần được bảo vệ.
 
Henrique Sloper, người sáng lập công ty cà phê hữu cơ Camocim, Brazil từng buồn khi các quả cà phê bị chim Jacu ăn mất. 
 
Tuy nhiên, ông Henrique Sloper lại  nhận thấy chim Jacu chỉ chọn quả chín mọng nhất để ăn, bỏ một nửa số quả ngay cả những quả được con người đánh giá hoàn hảo.
 
Sloper nhận thấy quy trình chọn lọc tự nhiên, chế độ ăn và tiêu hóa nhanh (không bị tác động của protein động vật và axit dạ dày) của chim Jacu sẽ có ảnh hưởng đột phá tới hương vị cà phê.
 
Điều này cũng giống quá trình tạo ra cà phê chồn đắt giá. Con chim Jacu sẽ ăn cà phê và thải phân ra, trong đó có lẫn hạt cà phê không tiêu hóa.
 
Trước đây, cà phê được hái bằng tay sau đó rang từng loại để đảm bảo chất lượng và hương vị rất tốn kém.
 
Theo Henrique Sloper, thách thức lớn nhất là anh phải thuyết phục những người hái cà phê thay vì tìm quả cà phê thì họ cần tìm phân chim Jacu.
 
Tại một số siêu thị, giá bán cà phê chim Jacu ở mức 3.250 USD/túi (~75 triệu đồng). Tại cửa hàng Harrord ở Anh bán hạt cà phê Jacu với mức giá 190 USD/125g (~4,41 triệu đồng).
 
Sau khi làm sạch, chúng được sấy khô và lưu trữ trong giấy da dê tới 3 tháng. Henrique Sloper đánh giá, cà phê chim Jacu có hương vị độc đáo, hấp dẫn với mùi hoa hồi.
 
Từ khi phát hiện ra điều thú vị này từ chim Jacu, cà phê được lấy ra khỏi phân chim bằng tay và được các công nhân lành nghề làm sạch.
 
Các công nhân được trả thêm 50 USD tiền công tìm phân của chim Jacu. Chi phí này được tính vào giá bán.
Vietnamnet (Theo Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.