Săn vàng, đào được khối đá quý hơn vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khối đá quý cứng đến nỗi người thợ săn vàng đã dùng cưa đá, máy khoan, búa tạ vẫn không thể làm nó sứt mẻ tí nào.
Một tảng đá bí ẩn đã được ông David Hole, một thợ săn vàng người Úc đem đến Bảo tàng Victoria (Melbourne, Úc) sau 3 năm dùng hết cách vẫn không thể làm gì với nó và không xác định được nó là thứ gì.
Cận cảnh "khối vàng" ngoài hành tinh - ảnh: MUSEUM VICTORIA
Kết quả giám định hết sức bất ngờ: khối đá của ông Hole còn quý hơn vàng! Nó là một khối đá ngoài hành tinh, có thể đến trái đất trong khoảng 100 – 1.000 năm về trước.
Theo nhà khoa học Dermot Henry, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Victoria, "quê hương" của khối đá ngoài hành tinh này rất xa xôi, ở tận vành đai tiểu hành tinh lang thang giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Phân tích ban đầu cho thấy nó chứa sắt, niken và nhiều vật liệu khác. Đây là một thiên thạch thuộc loại cực hiếm. Các bạn bè ít ỏi của nó mà giới khoa học may mắn tiếp cận trước đây, thậm chí nó còn chứa các phân tử hữu cơ hay các "khối xây dựng sự sống".
Hiện khối đá bí ẩn vẫn tiếp tục được nghiên cứu và được đặt tên là "thiên thạch Maryborough" - địa danh nó được phát hiện.
Còn với ông David Hole, việc phát hiện ra khối đá ngoài hành tinh hết sức thú vị. Nếu quan sát, có thể thấy nó màu nâu và lấp lánh ánh kim, đủ để các thợ săn vàng tin rằng nó ẩn chứa rất nhiều vàng bên trong. Tuy nhiên, ông Hole đã dùng hết cưa đá, máy khoan, búa tạ để "tấn công" khối đá mà thậm chí không thể để lại nổi một vết hằn! 
Sau 3 năm "bó tay", ông quyết định tìm đến các nhà khoa học.
A. Thư (NLĐO/Theo Fox News)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.