Nghiên cứu về thời kỳ mãn kinh ở cá voi làm sáng tỏ bí ẩn về loài người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đối với phần lớn các loài không mãn kinh, quá trình tiến hóa tạo điều kiện cho giống cái có thể sinh sản cho đến cuối đời nhằm tối đa hóa việc truyền gene sang các thế hệ tương lai.
Một con cá voi bơi ở ngoài khơi bờ biển thành phố Nice, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một con cá voi bơi ở ngoài khơi bờ biển thành phố Nice, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mãn kinh là một đặc điểm hiếm gặp ở các loài trên Trái Đất, khi chỉ tồn tại ở 6 loài động vật có vú, trong đó có con người và một số loài cá voi có răng.

Một nghiên cứu mới đây đã xem xét thời kỳ mãn kinh ở những con cá voi này nhằm tìm ra những phát hiện có thể giúp giải thích lý do tại sao hiện tượng mãn kinh phát triển.

Một nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí Nature cho biết các nhà khoa học đã so sánh tuổi thọ của 32 cá thể cá voi có răng khác nhau.

Theo đó, trong 5 loài, bao gồm cá voi sát thủ, cá ông chuông, cá voi beluga, kỳ lân biển và cá voi hoa tiêu vây ngắn, giống cái thường sống lâu hơn khoảng 4 thập kỷ so với các loài không mãn kinh cùng kích thước.

Những loài cá voi có răng khác như cá nhà táng hay cá voi xanh chưa được phát hiện trải qua thời kỳ mãn kinh.

Ông Sam Ellis, giảng viên tại Đại học Exeter (Anh) đồng thời là tác giả nghiên cứu, đánh giá kết quả này mang lại cái nhìn sâu sắc và độc đáo về quá trình phát triển của hiện tượng mãn kinh.

Các loài cá voi mãn kinh có thời kỳ sinh sản tương tự như các loài không mãn kinh. Điều khác nhau là cuộc sống của những loài này sau khi sinh sản.

Ông cho biết sự tiến hóa đã khiến cho giống cái có thể sống lâu hơn nhằm hỗ trợ cho gia đình sau khi sinh sản. Đặc điểm này khác tương đồng trong xã hội loài người, khi phụ nữ trải qua thời kỳ sinh sản thường có tuổi thọ dài hơn.

Các nghiên cứu về cá voi sát thủ sống ở Thái Bình Dương ngoài khơi Bờ Tây nước Mỹ cho thấy, con cái ngừng sinh sản ở khoảng 40 tuổi nhưng thường sống đến độ tuổi 60, thậm chí là 80 tuổi. Trong khi đó, cá voi sát thủ đực thường chết trước tuổi 40.

Ông Ellis cũng cho biết nghiên cứu cũng chỉ ra trong thời kỳ nguồn thức ăn khan hiếm, những cá thể cái lớn tuổi đã vận dụng những kiến thức về hệ sinh thái của mình, cho phép họ dẫn đầu “đại gia đình” của mình tìm đến nơi có nguồn thức ăn dồi dào hơn.

Tác giả nêu ví dụ những con cái lớn tuổi này bắt cá và cắn đôi chúng để chia sẻ thức ăn với các thành viên trong gia đình, trong khi đó hành vi này ít phổ biến hơn ở những con cái nhỏ tuổi hơn và hầu như không có ở con đực.

Theo nghiên cứu, thời kỳ mãn kinh tiến hóa độc lập ở người và cá voi, với tổ tiên chung cuối cùng giữa hai loài này sống cách đây khoảng 90 triệu năm.

Đồng tác giả Darren Croft cho biết, đối với phần lớn các loài không mãn kinh, quá trình tiến hóa tạo điều kiện cho giống cái có thể sinh sản cho đến cuối đời nhằm tối đa hóa việc truyền gene sang các thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, thời kỳ mãn kinh ở người và cá voi có răng đã giúp giống cái có thể kéo dài tổng tuổi thọ, trong khi thời kỳ sinh sản của hai loài này dài tương tự nhau.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.