Hôm nay xuất hiện nguyệt thực đầu tiên năm 2024: Vì sao gọi mặt trăng là Trăng Sâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 25.3, nguyệt thực đầu tiên trong năm 2024 xuất hiện, cũng là ngày trăng tròn tháng 3. Vì sao mặt trăng còn được gọi là Trăng Sâu?

Nguyệt thực quan sát được ở đâu?

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), nguyệt thực ngày 25.3 xảy ra khi mặt trăng đi qua vùng bóng một phần của trái đất, hay còn gọi là vùng nửa tối. Theo đó, mặt trăng sẽ tối đi một chút nhưng không tối hoàn toàn, nên gọi là nguyệt thực nửa tối.

Nguyệt thực đầu tiên của năm 2024 diễn ra 2 tuần trước khi xảy ra nhật thực toàn phần. Hiện tượng này có thể quan sát trên khắp Bắc Mỹ, Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Rất tiếc, không quan sát được ở Việt Nam.

Nguyệt thực đầu tiên 2024 diễn ra vào ngày 25.3. Ảnh: HUY HYUNH
Nguyệt thực đầu tiên 2024 diễn ra vào ngày 25.3. Ảnh: HUY HYUNH

Trang Livescience mô tả, đây là "khúc dạo đầu" cho một sự kiện nhật thực lớn và được đón chờ nhất năm 2024 sắp diễn ra vào đầu tháng 4. Trăng tròn cuối cùng trước nhật thực toàn phần, Trăng Giun tháng 3, sẽ đi vào vùng bóng tối bên ngoài của trái đất, được gọi là vùng nửa tối.

“Các lục địa Bắc và Nam Mỹ đang ở vị trí tốt nhất để quan sát nguyệt thực này vì nó xuất hiện ở trên cao trên bầu trời của họ trong đêm 24.3 và rạng sáng 25.3. Mặt trăng sẽ mất 4 giờ 40 phút để lướt qua vùng nhạt rìa ngoài (vùng nửa tối) của bóng trái đất”, Livescience thông tin.

Việt Nam quan sát trăng tròn tháng 3

Khi xảy ra hiện tượng này, mặt trăng sẽ xuất hiện tại vị trí đối diện với mặt trời khi quan sát từ trái đất và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 14 giờ 2 phút (giờ Việt Nam), ngày 25.2.

Ở Việt Nam, người yêu thiên văn vẫn có thể ngắm trăng tròn vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng Giun vì đây là thời điểm trong năm khi mặt đất bắt đầu mềm đi và giun đất xuất hiện trở lại.

Trăng tròn tháng 3 gọi là Trăng Giun, Trăng Sâu. Ảnh: HUY HYUNH

Trăng tròn tháng 3 gọi là Trăng Giun, Trăng Sâu. Ảnh: HUY HYUNH

Người bản địa Bắc Mỹ gọi trăng tròn tháng này là Trăng Sâu vì đó là giai đoạn sâu nở vào đầu mùa xuân. Một số nơi khác gọi là Trăng Quạ vì vào tháng 3 loài quạ trở về phía bắc sau giai đoạn di cư tránh rét.

Có nơi khác cũng ở Bắc Mỹ thì gọi trăng tròn này là Trăng Vỏ Băng, khi các chỏm băng bắt đầu tan hoặc Trăng Nhựa/Trăng Đường khi nhựa của những cây phong ở Bắc Mỹ chảy ra khỏi lớp vỏ cây.

Có thể bạn quan tâm