Phát hiện hơn 80 dấu chân con người có niên đại khoảng 100.000 năm ở Bắc Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một trong những dấu chân hóa thạch của con người còn vẹn nguyên nhất thế giới và lâu đời nhất từng được ghi nhận ở Bắc Phi và Nam Địa Trung Hải.
Nguồn: Nelson Mandela University / University of Leicester

Nguồn: Nelson Mandela University / University of Leicester

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện hơn 80 dấu chân hóa thạch của con người có niên đại khoảng 100.000 năm trước tại Maroc và được cho là lâu đời nhất tại Bắc Phi.

Các nhà khảo cổ của Maroc, Tây Ban Nha, Pháp và Đức đã phát hiện các dấu chân, có thể của 5 người tinh khôn Homo Sapien (người hiện đại ngày nay), trong đó có cả trẻ em, bên bờ biển thành phố Larache, cách Tangier 90km về phía Nam.

Nhà khảo cổ Anass Sedrati, người phụ trách tại địa điểm khảo cổ Lixus Larache, cho rằng nhóm người trên có thể đang vượt qua bãi biển và hướng tới biển để tìm kiếm thức ăn và động vật có vỏ. Họ có thể là ngư dân hoặc người hái lượm.

Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một trong những dấu chân hóa thạch của con người còn vẹn nguyên nhất thế giới và lâu đời nhất từng được ghi nhận ở Bắc Phi và Nam Địa Trung Hải.

Các dấu chân được nhóm nhà khảo cổ phát hiện trong chuyến đi thực địa vào tháng 7/2022 trong khuôn khổ dự án nghiên cứu khoa học về nguồn gốc của những tảng đá rải rác dọc bờ biển.

Vào năm 2017, một số hóa thạch của người Homo Sapien đã được tìm thấy tại Maroc có niên đại 300.000 năm, đẩy lịch sử loài người chúng ta sớm thêm 100.000 năm.

Nhà khảo cổ Anass Sedrati nhấn mạnh các dấu chân mới nhất được phát hiện ở Larache cho thấy thêm bằng chứng về tầm quan trọng của khu vực này trong lịch sử nhân loại đồng thời lưu ý rằng dấu vết động vật cũng được tìm thấy ở đây.

Nhà khảo cổ Mouncef Sedrati, người đứng đầu dự án nghiên cứu, khẳng định cần phải bảo tồn khu vực di sản đặc biệt này, cho dù nơi đây bị đe dọa do mực nước biển dâng cao và bão.

Ông tin tưởng khi các trầm tích xói mòn có thể khám phá thêm những dấu vết mới giúp cung cấp thêm chi tiết về người Homo Sapien sống dọc bờ biển.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.