Thông tin dịch tễ liên quan 3 ca mắc Covid-19 tại TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 25-10, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai thông tin thêm về lịch trình di chuyển của 3 trường hợp vừa ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn TP. Pleiku.

Theo đó, trường hợp thứ nhất là ông T.D.H. (SN 1964, hẻm 347 Phạm Văn Đồng, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku), bệnh nhân đã được tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 ngày 28-9-2021.

Ngày 21-10, khoảng 7 giờ: 117 Trần Phú (TP. Pleiku), đi làm thẻ lương hưu. Khoảng 9 giờ: quán bún Bà Dinh (đường Nguyễn Văn Trỗi); quán Dép Nhi (cạnh Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku).

 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn phường Yên Đổ, TP. Pleiku sáng 25-10. Ảnh Như Nguyện
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn phường Yên Đổ (TP. Pleiku) sáng 25-10. Ảnh: Như Nguyện


Ngày 23-10: có tiếp xúc tại nhà với với tài xế xe Vương Chi (chạy tuyến Đak Lak-Hà Nội).  

Ngày 24-10: ở tại nhà riêng (đã có biểu hiện sốt).

Ngày 25-10: bệnh nhân có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đi cùng vợ là T.T.M.H. (SN 1968) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, được lấy mẫu xét nghiệm tại khu sàng lọc. Ông T.D.H. có kết quả test nhanh 2 lần dương tính với SARS-CoV-2, bà T.T.M.H. có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR khẳng định ông T.D.H. dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ 2 là N.T.K.L. (SN 1967, số 166 đường Lê Thánh Tôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku; từ ngày 17-10 đã chuyển về nhà mới tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai).

Khoảng 19 giờ ngày 14-10: Trường THCS Nguyễn Du (phường Ia Kring, TP. Pleiku), đi tiêm vắc xin phòng Covid-19).

Ngày 17-10: ở tại nhà riêng xã Ia Dêr (huyện Ia Grai), không đi đâu, chỉ tiếp xúc với người trong nhà.

Ngày 24-10, buổi trưa: con trai mời tân gia tại nhà ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai). Khoảng 16 giờ: Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai (test nhanh Covid-19 để đi TP. Hồ Chí Minh) và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR khẳng định N.T.K.L. dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ 3 là L.P.T.N. (SN 2017, hẻm 218 Trần Quý Cáp, TP. Pleiku); con gái của F0 Đ.T.P. (test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, Ban Chỉ đạo tỉnh đã thông tin trong thông báo số 187) hiện đã có xét nghiệm RT-PCR khẳng định L.P.T.N. dương tính với SARS-CoV-2.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai đang khẩn trương tiến hành truy vết các trường hợp có liên quan đối với 3 ca F0 nêu trên; đồng thời khẩn cấp khoanh vùng các điểm dịch tễ có liên quan, đưa các F0 đi cách ly điều trị theo quy định.

 

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.