Thông điệp yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bạo lực gia đình là hành vi đáng lên án vì gây tổn thương, kìm hãm sự phát triển con người. Làm gì để đẩy lùi nạn bạo hành? Chủ đề này được các tác giả gợi mở thông qua bài viết, sáng tác tranh tham gia cuộc thi “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Đề cao tình yêu thương trong gia đình là cách đẩy lùi bạo lực được nhiều tác giả đề cập dưới góc nhìn nhân văn.

Trong số 43 bức tranh của 41 tác giả tham gia cuộc thi về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình, đa số lấy chủ đề về tình yêu thương. Đó là niềm hân hoan của những đứa trẻ đón bố đi làm về, bố con trên thềm nhà tận hưởng niềm hạnh phúc giản dị. Hay các thành viên bên nhau cùng đọc sách, những đứa trẻ tràn trề hạnh phúc trong vòng tay bố mẹ.

Nhiều tác phẩm có chủ đề mùa hè bên gia đình, các thành viên cùng nhau dạo chơi công viên, chơi trò thả diều hoặc cùng tắm trong dòng nước mát bên dưới ngọn thác quê hương. Cũng có khi, niềm hạnh phúc đơn giản là sum họp dưới hiên nhà sàn cùng trao nhau nụ cười lấp lánh niềm vui.

Chị Trần Thị Thủy (Trường Mầm non Sao Mai, thị trấn Kông Chro) đạt giải khuyến khích với tác phẩm “Gia đình là số 1”. Chị chia sẻ: “Tình yêu thương là cách đẩy lùi bạo lực gia đình hiệu quả hơn bất cứ phương cách nào, bởi không ai bạo hành người mà mình thương yêu. Thông điệp ấy được thể hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng đều chạm đến tình cảm thiêng liêng ấy của mỗi người”.

Không gian trưng bày, giới thiệu các tác phẩm vẽ về chủ đề phòng-chống bạo lực gia đình thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Ảnh: Minh Châu

Không gian trưng bày, giới thiệu các tác phẩm vẽ về chủ đề phòng-chống bạo lực gia đình thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Ảnh: Minh Châu

Làm thế nào để giữ lửa yêu thương, để bạo lực gia đình không làm nhức nhối lương tri con người khi nỗi đau mà vấn nạn này gây ra vẫn còn đó? Câu hỏi đầy trách nhiệm đó được tác giả Nguyễn Văn Chung (đường Tạ Quang Bửu, TP. Pleiku) thể hiện trong “Góc khuất”-tác phẩm xuất sắc giành giải nhất cuộc thi vẽ về chủ đề phòng-chống bạo lực gia đình. Đó là hình ảnh những đứa trẻ bị nhốt, bịt miệng, bị trói chặt tay chân hay ôm mặt bất lực trước những đòn roi… được thể hiện bằng chất liệu khắc gỗ với 2 gam màu đen-trắng. Tác phẩm đánh động vào lương tri con người rằng chúng ta ở đâu khi để những đứa trẻ phải gánh chịu những trận đòn roi, tra tấn như vậy.

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết, anh sáng tác tác phẩm vào tháng 5-2023 khi bên trong luôn vang lên câu hỏi “Thái độ, trách nhiệm của chúng ta ra sao trước vấn nạn nhức nhối này”.

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ thêm: “Góc khuất” cũng là trách nhiệm và lương tâm của một người nghệ sĩ với mong muốn nạn bạo lực gia đình, nhất là bạo hành trẻ em phải được ngăn chặn kịp thời. Dùng đòn roi để trừng phạt không phải là dạy dỗ mà chỉ để lại những vết thương trên thân thể lẫn trong tâm hồn các em. Hay việc mắng nhiếc, dọa dẫm cũng là hình thức bạo hành khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, ám ảnh trong tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Những vết thương về tinh thần tuy không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng ám ảnh con người rất lâu. Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hòa và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người. Vì vậy, bạo hành dưới bất kỳ hình thức nào cũng là hành vi xấu xa, cần lên án”.

Tác phẩm "Gia đình hạnh phúc" của tác giả Châu Thị Ái Vân (huyện Mang Yang) đạt giải nhì cuộc thi.

Tác phẩm "Gia đình hạnh phúc" của tác giả Châu Thị Ái Vân (huyện Mang Yang) đạt giải nhì cuộc thi.

Trong khi đó, các bài viết về chủ đề phòng-chống bạo lực gia đình chiếm số lượng áp đảo so với thể loại vẽ với gần 500 bài. Các bài viết là những câu chuyện người thật, việc thật với những hoạt động tiêu biểu trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình. Xuất sắc giành giải nhất cuộc thi với bài viết được đầu tư khá công phu, chị Nguyễn Thị Nga (Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku) chia sẻ: Bản thân chị có con nhỏ, đồng thời là cán bộ Hội Phụ nữ nên hiểu tầm quan trọng của hệ giá trị gia đình trong hình thành văn hóa và chuẩn mực đạo đức của mỗi thành viên. Xã hội càng phát triển, văn minh thì càng đề cao hạnh phúc. Và hạnh phúc chỉ có được khi không có bạo lực, bạo hành trẻ em. Đây cũng là vấn đề chị đặt ra với nhiều trăn trở và sự gợi mở trong bài viết tham gia cuộc thi.

Khi tham gia cuộc thi, chị Nga đã vận dụng những kết quả thuyết phục từ các phong trào như: xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; xây dựng gia đình hạnh phúc; ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh… với mong muốn góp thêm tiếng nói giúp mỗi người thêm trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình.

“Cuộc thi góp phần thu hút sự quan tâm của đông đảo hội viên phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung về vấn nạn bạo lực gia đình cần phải đẩy lùi, ngăn chặn để giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Qua cuộc thi, tôi thu lượm được nhiều câu chuyện hay, những cách làm mới để tiếp tục triển khai vào hoạt động của Hội”-chị Nga chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.