Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong ngày làm việc đầu tiên, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

thongcaobaochi.jpg
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Sáng thứ Hai, ngày 5/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội và bước vào ngày làm việc đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Buổi sáng, từ 7 giờ 15, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ 7 giờ 45, Quốc hội họp phiên trù bị.

Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp thứ 9 với tỉ lệ tán thành cao.

Từ 9 giờ, Quốc hội họp phiên khai mạc (Phiên họp được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình, phát thanh trực tiếp).

Quốc hội làm lễ chào cờ; nghe Tổng Thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Phiên khai mạc có sự tham dự của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Lương Cường, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Hà Nội; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và nước ngoài thường trú tại Hà Nội.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe các nội dung sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Từ 11 giờ, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung sau: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường để nghe các nội dung sau: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung sau: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tại phiên thảo luận có 4 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Các ý kiến đại biểu cũng tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này chỉ tập trung vào một số điều quy định về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; nhất trí hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; công tác tổ chức thực hiện; kỹ thuật lập hiến; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Kết thúc thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Sau đó, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết trên bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau:

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013: có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội), có 452 đại biểu tán thành (bằng 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội), bằng 100% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường.

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013: có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,31% tổng số đại biểu Quốc hội), có 446 đại biểu tán thành (bằng 93,31% tổng số đại biểu Quốc hội), bằng 100% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường.

Ngày 6/5/2025, buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo; sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

Xây dựng Gia Lai ngày càng văn minh, giàu bản sắc

(GLO)- L.T.S: 50 năm không phải là thời gian dài trong lịch sử dân tộc nhưng là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá khứ luôn được trân trọng

Quá khứ luôn được trân trọng

(GLO)- Đó là cảm xúc của nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Kpă Ó (làng Bạc 1, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) khi gặp lãnh đạo Đảng, Chính phủ trong những ngày tháng 3 lịch sử tại Thủ đô Hà Nội và TP. Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp (phải) chúc mừng linh mục Nguyễn Quang Vinh trong chuyến thăm Lễ Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Đức An, TP.Pleiku. Ảnh Thanh Nhật

Gia Lai: Tôn giáo luôn đồng hành cùng sự phát triển tỉnh nhà

(GLO)- Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn được duy trì; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân luôn được tôn trọng, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả chính sách và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai Châu Ngọc Tuấn (giữa) trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tập thể Ban Biên tập Báo Gia Lai mới. Ảnh: Đ.T

Công bố quyết định hợp nhất Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thành Báo Gia Lai

(GLO)- Sáng 29-4, tại Trụ sở Báo Gia Lai (TP. Pleiku), Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và cán bộ. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.