Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, từ ngày 21 đến 22-10, trên biển có gió mạnh ngang áp thấp, từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có mưa rào, có thể xuất hiện lốc xoáy và gió giật cấp 7-8.
Các tàu thuyền trên biển. Ảnh: DUY TUẤN
Cụ thể, thời tiết trên nhiều khu vực ở Biển Đông đang diễn biến nguy hiểm. Trong đó, khu vực phía Bắc của Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 9; vịnh Bắc bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió cấp 5-6, giật cấp 7-8; từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật cấp 7-8.
Trưa 21-10, ông Phạm Đức Luận, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã ký công văn gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đề nghị thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
(GLO)- Ngày 17-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Nhận định xa cho thấy, khoảng từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 21/9, do ảnh hưởng của bão số 4 mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ở Philippines, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm.
Sáng nay 17-9, áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/giờ và sẽ sớm mạnh lên thành bão số 4, hướng di chuyển rất phức tạp
Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện...
1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420 km về phía Đông.
(GLO)- Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt trên sông Ba nên các cấp chính quyền và người dân thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) luôn chủ động triển khai kế hoạch ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”.
Hơn 56.000 nhân viên cứu hộ đã được triển khai khi bão Bebinca tấn công Thượng Hải, trở thành cơn bão mạnh nhất hơn 7 thập kỷ qua từng tấn công trung tâm tài chính của Trung Quốc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Vào lúc 5 giờ ngày 16-9 (giờ địa phương), vùng áp thấp nhiệt đới phía Đông Aurora đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Gener, theo thông báo của cơ quan khí tượng Philippines.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão có tên là Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương, dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc và không ảnh hưởng đến Việt Nam.
Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh gây sóng to, gió lớn trên Biển Đông. Trên đất liền mưa giông diện rộng trên khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ đồng thời cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai vượt báo động 1.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện...
Do lũ vẫn duy trì ở mức rất cao, thủy triều làm giảm khả năng thoát lũ ra biển nên ngập úng tại vùng trũng thấp ven sông, vùng ngoài đê ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương có thể kéo dài nhiều ngày tới.
Trong khoảng thời gian từ ngày 13-21/9, khu vực Bắc Bộ dự báo sẽ tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông; tình hình lũ trên sông Hồng tại Hà Nội và một số sông ở miền Bắc dự báo biến đổi chậm.
Ngày 11/9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu vừa ký phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Cục Quản lý đê điều và Phòng-chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Theo thống kê của các địa phương, tính đến 13 giờ 30 phút ngày 11-9 có 155 người chết, 141 người mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Lũ trên sông ở mức cao gây ngập lụt vùng trũng thấp, các bãi nổi giữa sông, vùng ven sông, sạt và xói lở đất bờ bãi ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê.
Các địa phương xảy ra sự cố đê đã khẩn trương tổ chức di dời dân cư để tránh ngập lụt và đang tiến hành xử lý hàn khẩu, giờ đầu những sự cố mất an toàn của hệ thống đê do ảnh hưởng của mưa lũ.