Thời bao cấp và những chuyện cười ra nước mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công tác ở một trường cao đẳng sư phạm của tỉnh Đồng Tháp chỉ 6 năm nhưng trong ký ức tôi đậm đặc biết bao kỷ niệm về thời bao cấp khó khăn nhưng cũng rộn tiếng cười
Tôi về trường năm 1979. Buổi đầu tiên đến lớp gặp gỡ học sinh (HS) không phải là trên bục giảng mà là đi đào đất cải tạo môi trường. Bắt đầu từ hôm đó, sau 1 tuần lễ đắp nền, dựng vách, các giáo viên chủ nhiệm như tôi đã nhận đủ HS.
Cỏ dại cũng thành cỏ sữa
Thời kỳ đó nguyên lý giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đào tạo. Nhưng đối với trường tôi, nguyên lý đó có vẻ gần như ngược lại: Hành là chính, hành đi đôi với học, sản xuất kết hợp với giáo dục. Chính vì thế, không biết từ bao giờ, ngôi trường có hàng ngàn học sinh đã biến thành vườn cây, trại chăn nuôi và cả lò gạch, xưởng dệt chiếu...
Mỗi HS nhập học, khi đến lớp ngoài giỏ xách tư trang, quần áo còn phải mang theo một dụng cụ lao động như cuốc, leng. Bãi đất rộng 3 ha ở thị trấn Cao Lãnh cùng dãy nhà 2 tầng 10 phòng học là gia tài mà nhà trường tiếp quản được sau giải phóng. Đây chính là phòng học khang trang nhất ưu tiên dành cho các khóa giáo sinh học tập.

Một bài báo về chuyện học sinh làm gạch
Một bài báo về chuyện học sinh làm gạch
Nhà ở tập thể, hội trường, thư viện tất cả đều mọc lên từ đôi bàn tay lao động của thầy trò chúng tôi. Không dừng lại ở đó, nhiều khu đất rộng cũng được quy hoạch thành vườn cây ăn trái mà chuối là chủ đạo như lời thơ rất phổ biến thời cải tạo vùng kinh tế mới: "Đến cỏ dại cũng mọc thành cỏ sữa". Hai hồ nước sau khi cải tạo từ nhiều ngày lao động của HS đã biến thành 2 ao nuôi cá tra hàng ngàn con.
Công sức HS đổ nhiều nhất chính là xưởng dệt chiếu cói. Thời bao cấp luôn coi trọng sản phẩm làm ra từ lao động nên việc xưởng dệt chiếu mọc lên trong trường là chuyện lạ có thật. Tùy theo năng khiếu của từng HS mà giáo viên phân công làm các công đoạn khác nhau như nhuộm cói lác, tết bím, dệt chiếu...
Nếu không có bảng tên bên ngoài ít ai nghĩ rằng trường tôi là ngôi trường chỉ dành riêng để học mà ngỡ lạc vào khu lao động của người dân kinh tế mới. Vì thế, hồi đó có báo đã đăng bài với nội dung: "Trường học hay là nơi rèn quân sự cho học trò?".
Mùa lúa, cả trường hầu như đóng cửa, tất cả tiến quân vào nông trường Láng Biển, Động Cát, Quyết Thắng đi cắt lúa mãi đến 28 Tết mới được nghỉ. Thầy trò da đen nhẻm, quần áo nhuộm phèn. Có em không chịu được lao động nặng nhọc phải trốn về. Thế nhưng, nhiều em khi ra trường đã rũ bỏ được chiếc áo tiểu tư sản, không chỉ biết cuốc đất, cắt cỏ như nông dân mà là còn là thợ gặt lúa, thợ đốt lò gạch, dệt chiếu... giỏi.
HS vất vả, thầy cô cũng chẳng sung sướng gì. Hồi đó trường thành lập Ban Lao động có 1/3 số thành viên là giáo viên phụ trách, không khí lao động còn sôi động hơn không khí học tập. Buổi sáng đi chỗ nào cũng thấy các lớp nhồi đất. Buổi tối có trăng, sân trường tấp nập tiếng đóng gạch. Hầu hết gạch phơi đầy lối đi. Thầy trò mặt đen nhẻm vì phải quạt lửa, đốt lò. Đi cắt lúa, trò cũng chia cho thầy cô 1 ngày cắt hết 1 công lúa, tối về nhức mỏi toàn thân nhưng hôm sau vẫn phải dậy sớm lội đồng.
Mặc dù thầy trò chúng tôi trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng người trực tiếp lao động lại không được hưởng thụ. Một thầy giáo trưởng khoa đã bị phê bình vì lên tiếng dám đòi hỏi quyền lợi cho HS trong việc thu hoạch sản phẩm.
Đủ kiểu lách để kiếm thêm
Kỷ luật sắt không chỉ áp dụng cho HS mà còn áp dụng cho cả thầy cô. Quy định là không cho đi chợ, ra ngoài vào giờ hành chính. Bởi thế, gần khu tập thể giáo viên có nhiều hàng rào bị phá để một vài người "du tường tẩu" mua rau cá về nấu cơm trưa.
Một số giáo viên phải lên phòng hội đồng ngồi soạn giáo án để cuối đợt thi đua được tuyên dương, xếp thứ hạng cao hơn. Bởi chẳng thà lên văn phòng khoa ngồi chơi còn hơn ở nhà làm việc khác. Sức lao động bị phung phí một cách đáng tiếc.

Các giáo viên tại một lò gạch
Các giáo viên tại một lò gạch
Đại diện Công đoàn mỗi tuần vài lần kiểm tra đột xuất nơi ăn ở của giáo viên, chấm điểm thi đua. Không chỉ nhà ở sạch sẽ mà lúc đoàn xuống kiểm tra không có mặt cũng bị trừ điểm thi đua. Chỉ cần đầu dãy thấy bóng đoàn kiểm tra là mấy người gõ vách nhau truyền tin, tất cả dù làm việc gì cũng đành bỏ dở, giả bộ ngồi vào bàn để "thiền" như nhà sư.
Thời đó, quan hệ thầy trò phải rõ ràng, minh bạch. Em nào lên chơi nhà thầy cô nhiều là sẽ bị nhắc nhở vì nghi có thể lên xin điểm hoặc hối lộ quà cáp. HS cho cơm thừa để thầy cô chăn nuôi cũng phải kín đáo, nếu bị phát hiện thì ngày mai họp toàn cơ quan bị nhắc nhở ngay.
Hồi đó do ngăn sông cấm chợ nên giá cả chênh lệch. Giáo viên làm thêm bằng cách gửi hàng 2 chiều ra Bắc kiếm lời. Trong Nam gửi ra bằng đường bưu điện gồm vải, quần áo. Ngoài Bắc thì gửi vào có thuốc tây, đường sữa và nhất là thuốc Alusi trị đau bao tử "1 vốn 4 lời". Thế nhưng, ông chủ tịch Công đoàn được ban giám hiệu hằng tháng cử ra bưu điện thống kê danh sách giáo viên nào trong tháng gửi bưu phẩm nhiều nhất thì sẽ bị phê bình trong các cuộc họp.
Hồi đó, ai gửi hàng 2 chiều qua đường bưu điện nhiều phải mượn tên con cháu thân quen để qua mắt nhà trường. Thư từ trao đổi qua điện tín phải được mã hóa để không bị ai phát hiện ra nội dung. Một lần thầy giáo Thành dạy sinh nhận được điện tín: "Con K ốm nặng". Lúc đầu ai cũng nghĩ là con cháu của ông bệnh, nhưng sau này mới được ông giải thích nội dung là: "Vải ka tê hạ giá, đừng gửi hàng này ra nữa".

Khu nội trú nữ. (Ảnh tư liệu do tác giả cung cấp)
Khu nội trú nữ. (Ảnh tư liệu do tác giả cung cấp)
Cũng do chế độ bao cấp, mọi việc có nhà nước lo nên ý thức bảo vệ của công hầu như không có mà theo kiểu "cha chung không ai khóc". Từ nấu cơm, nấu nước và cả nấu cám heo cũng xài điện cơ quan không thương tiếc vì coi đó là của chùa. Có người còn phá giường nằm của HS để về đóng chuồng gà, chuồng vịt. Tài sản của nhà nước vì vậy mà thất thoát không ít.
Năm 1986 bước sang thời kỳ đổi mới, chế độ quan liêu bao cấp dần trôi vào dĩ vãng và cuộc sống thay đổi từng ngày…
Nhiều khi ngồi nghĩ lại cảnh sống kham khổ ngày xưa có người tự hỏi sao mình lại có sức lực để vượt qua một cách giỏi giang như vậy. Đó là lý do sau 40 năm gặp các đồng nghiệp cũ, chuyện từ trong ký ức vẫn nở như ngô rang… 

Nhường gạo cho heo!

Nhờ có lò gạch mà việc xây chuồng gà, chuồng heo không phải tốn tiền mua vật liệu. Tết thì có trâu, bò, vịt, heo tự túc. Thời đó, mấy bà nhà bếp nuôi heo vất vả nhất vì heo không chịu ăn bo bo. Họp cơ quan, bà Liên, tổ trưởng bếp ăn tập thể, nêu ý kiến: "Gần Tết rồi mà heo không lớn vì không chịu ăn bo bo. Tôi đề nghị để bo bo cho thầy cô ăn, ưu tiên gạo cho heo như vậy mới vỗ béo được". Cả cơ quan cười ồ nhưng đằng sau đó là nỗi buồn nặng trĩu.

Từ ngày 1-8 đến 20-9, Ban Tổ chức cuộc thi viết “Từ trong ký ức” nhận được hơn 150 tác phẩm dự thi của các tác giả ở nhiều tỉnh, TP: TP HCM (Trần Minh Trang, Bùi Hiển, Nguyễn Thị Thuyền, Hoàng Thị Hiền...), Hà Nội (Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Hồng Thương, Phạm Giai Quỳnh,...), Đà Nẵng (Nguyễn Văn Học), Phú Thọ (Nguyễn Quang Nam), Sơn La (Nguyễn Vũ Điền), Khánh Hòa (Nguyễn Hữu Phú), Cần Thơ (Lam Hậu Giang),...
HƯƠNG THỦY (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.