Thổ Nhĩ Kỳ bắt 13 đối tượng, thu giữ hàng chục nghìn cổ vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21-12 đưa tin cảnh sát nước này vừa thu giữ được 26.456 cổ vật trong một chiến dịch truy quét lớn tại thành phố Istanbul. 
Cảnh sát trưng bày số cổ vật tịch thu trong chiến dịch truy quét buôn lậu tại Istanbul. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cảnh sát trưng bày số cổ vật tịch thu trong chiến dịch truy quét buôn lậu tại Istanbul. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo tờ Dogan, cảnh sát đã bắt giữ 13 đối tượng tình nghi buôn lậu cổ vật, song thông tin về các cổ vật cũng như các đối tượng này không được tiết lộ. 
Buôn lậu cổ vật là một trong những vấn đề nhức nhối đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khoảng 3.000 thành phố cổ với 42 nền văn minh, và ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào những di sản lịch sử này. 
Tháng Chín vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hồi được một quan tài cổ bằng đá làm từ thời La Mã từ Thụy Sĩ. Chiếc quan tài khắc 12 chiến công của Hercules bị đánh cắp từ thành phố cổ Perge ở tỉnh Antalya, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ từ nửa thế kỷ trước đây. 
Sau khi được trả về cho Thổ Nhĩ Kỳ, quan tài cổ này được trưng bày tại bảo tàng Antalya.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null