Thiếu giáo viên vẫn phải giảm chỉ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đang thiếu giáo viên trầm trọng nhưng theo lộ trình đến năm 2026, ngành giáo dục vẫn phải tinh giản, giảm 10% chỉ tiêu viên chức biên chế. Đó là nghịch lý khiến ngành giáo dục đang lúng túng giải bài toán về nhân lực.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An, năm học 2024 - 2025, tỉnh này tăng 291 lớp ở bậc THCS và THPT so với năm học trước. Chiếu theo định mức biên chế của Bộ GD-ĐT, tỉnh đang thiếu 6.721 giáo viên biên chế. Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi các cơ quan T.Ư đề nghị bổ sung 6.501 giáo viên biên chế cho năm học tới để đảm bảo công tác giảng dạy.

Hai năm vừa qua, Nghệ An đã được T.Ư bổ sung 5.056 giáo viên biên chế, trong đó có 2.187 suất biên chế hiện nay đang được các địa phương tuyển dụng. Trong bối cảnh thiếu nhiều giáo viên, được giao chỉ tiêu tuyển dụng là cơ hội vàng để bổ sung giáo viên và tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm, thế nhưng, nhiều huyện đang thiếu giáo viên vẫn e ngại trong việc tuyển dụng vì phải thực hiện lộ trình giảm 10% giáo viên biên chế giai đoạn 2022 - 2026.

Hiện nay, ngành giáo dục Nghệ An có gần 49.000 viên chức, chiếm đến 85,17% tổng biên chế viên chức của tỉnh. Việc T.Ư giao tinh giản 10% viên chức đến năm 2026 buộc tỉnh phải nhắm vào ngành giáo dục để "chia lửa". Thế nhưng, nghịch lý là phải giảm 10% trong khi tỉnh này lại đang thiếu 6.721 giáo viên biên chế.

Trong báo cáo gửi các cơ quan T.Ư để xin tiếp 6.501 biên chế giáo viên mới đây, UBND tỉnh Nghệ An cho rằng khả năng tự chủ của các trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất khó nên không thể chuyển biên chế hưởng lương ngân sách sang biên chế hưởng lương tự chủ. Trong khi đó, về nguyên tắc, có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp. Tỉnh Nghệ An thừa nhận đang lúng túng trong việc tinh giản biên chế và giải quyết vấn đề thiếu giáo viên.

Không đủ giáo viên đứng lớp, Sở GD-ĐT Nghệ An đang phải kêu gọi các trường vận động giáo viên dạy thêm tiết không nhận thù lao hoặc chỉ nhận tượng trưng để bù cho các giáo viên đang bị thiếu, vì các trường không có kinh phí để chi trả cho khoản này. Số lượng học sinh ở Nghệ An được dự báo tiếp tục tăng trong những năm tới. Trong khi đó, mệnh lệnh giảm 10% viên chức biên chế vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu ngành giáo dục.

Dư thừa mới cần tinh giản, còn thiếu vẫn phải tinh giản là điều không thể. Vì vậy, rất cần phải tháo "cái gông" này cho ngành giáo dục.

Theo Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Để bà bán phở thành chủ doanh nghiệp

Để bà bán phở thành chủ doanh nghiệp

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, nhiều người bán phở, hủ tiếu, bánh mì... đang đóng thuế khoán sẽ chuyển qua xuất hóa đơn điện tử trực tiếp khi bán hàng. Dù còn nhiều băn khoăn, lo lắng trước giờ G nhưng có thể nói đây là thời điểm để hộ kinh doanh tiếp cận các cơ hội mới.

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.