Thiết bị y tế AI-bước đột phá trong quy trình xét nghiệm máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết mô hình sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mới học cách nhận biết tế bào bình thường hay bất thường với độ chính xác hơn 90% trong thời gian rất ngắn.

Phân tích hình ảnh phết máu dưới kính hiển vi. Nguồn: Chinanews

Phân tích hình ảnh phết máu dưới kính hiển vi. Nguồn: Chinanews

Một nhóm nghiên cứu y khoa Trung Quốc đã phát triển mô hình sử dụng công nghệ (AI) để đẩy nhanh tốc độ và tự động hóa quá trình phân tích máu, qua đó giúp các phòng xét nghiệm cung cấp kết quả nhanh và chính xác hơn cho các bác sỹ.

Mỗi ngày các phòng xét nghiệm trong bệnh viện thường phân tích hàng triệu để bệnh, một công việc lặp đi lặp lại thường được các kỹ thuật viên thực hiện thủ công với việc lần lượt kiểm tra các mẫu máu qua kính hiển vi.

Phết máu ngoại vi là kỹ thuật được thực hiện để kiểm tra một bằng kính hiển vi xem kích thước, hình dạng và số lượng các loại tế bào máu khác nhau. Đây là một chẩn đoán lâm sàng quan trọng về rối loạn máu và hệ bạch huyết.

Tuy nhiên, việc phân tích các hình ảnh phết máu dưới kính hiển vi hiện nay mất nhiều thời gian và chủ yếu dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Nhiều phòng khám Trung Quốc ở tuyến cơ sở đang thiếu các chuyên gia được đào tạo, dẫn đến tỷ lệ chẩn đoán bệnh thấp.

Trong bối cảnh đó, mô hình AI mới được đánh giá là bước đột phá vì có tiềm năng cách mạng hóa cách thức các phòng xét nghiệm phân tích mẫu máu, hợp lý hóa quy trình đánh giá và cảnh báo những bất thường tiềm ẩn với hiệu quả vượt trội.

Dựa trên 2.500 hình ảnh phết máu qua kính hiển vi của bệnh nhân tại Bệnh viện Xinquiao ở thành phố Trùng Khánh thuộc Đại học Quân y từ năm 2018 đến 2022, các nhà nghiên cứu đã phát triển mô hình với sự trợ giúp của AI, biến các kinh nghiệm do các chuyên gia thu thập được thành các thuật toán.

Bác sỹ Peng Xiangui, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết AI học cách nhận biết tế bào bình thường hay bất thường với độ chính xác hơn 90% trong thời gian rất ngắn. Thông thường, các kỹ thuật viên phải mất khoảng 30 phút hoặc hơn để kiểm tra mẫu máu và đưa ra một bản kết quả, trong khi mô hình AI chỉ cần vài phút cho mỗi trường hợp.

Bác sỹ Peng Xiangui giải thích để đào tạo, xác thực và thử nghiệm mô hình AI này, nhóm của ông đã cung cấp cho mô hình này dữ liệu của 300.000 tế bào hồng cầu được thu thập trong 5 năm. Kết quả cho thấy mô hình AI có thể xác định chính xác 49 loại tế bào máu bất thường, chiếm phần lớn các bệnh thông thường.

Theo bác sỹ Peng Xiangui, ngoài việc giảm công việc thủ công, thiết bị y tế AI này sẽ hỗ trợ các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm trong việc đạt được trình độ của chuyên gia và tăng hiệu suất công việc. Cơ sở dữ liệu AI có thể tích lũy thông tin không giới hạn, giúp chẩn đoán chính xác và khoa học hơn.

Bác sỹ Zhang Xi, người đứng đầu Trung tâm huyết học của Bệnh viện Xinquiao, cho biết mô hình AI này được cấp giấy phép thiết bị y tế cấp 2 hồi tháng 9/2022 và đã được cấp 32 bằng sáng chế. Một số đại học y trong nước đã bày tỏ quan tâm hợp tác với nhóm nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.