Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê tiếp tục tăng nhẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Giá lúa gạo, tiêu nhiều địa phương có xu hướng ổn định, trong khi giá càphê vẫn có được đà tăng của tuần trước nhưng với mức tăng nhẹ; có thời điểm giá càphê đã vượt mốc 33.000 đồng/kg.

 Thu hoạch càphê ở Đắk Lắk. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thu hoạch càphê ở Đắk Lắk. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)



Tuần qua (ngày 20/7 đến 25/7), giá lúa gạo, tiêu nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung có xu hướng ổn định.

Trong khi đó, giá càphê vẫn có được đà tăng của tuần trước nhưng với mức tăng nhẹ; có thời điểm giá càphê đã vượt mốc 33.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản trong nước

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa tươi thường từ 5.100-5.200 đồng/kg, lúa OM từ 5.500-5.600 đồng/kg, tương đương so với cuối tuần trước; riêng lúa Jasmine có giá từ 5.600-5.800 đồng/kg, giảm 100-200 đồng/kg so với tuần trước.

Giá gạo thường tại An Giang ở mức 10.800-11.500 đồng/kg, gạo thơm Jasmine 14.600-15.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 16.500 đồng/kg, gạo Nhật 22.500 đồng/kg… Nhìn chung, giá gạo tại nơi đây vẫn ổn định so với tuần trước.

Theo một số thương lái tại hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, một số nơi có giá lúa giảm nhẹ do thời tiết tốt, người dân tập trung thu hoạch, nguồn cung về nhiều.

Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu đang chững lại nên nhiều tiểu thương, doanh nghiệp chủ động giảm giá thu mua lúa, gạo nguyên liệu, nhất là đối với các ruộng lúa chưa ký hợp đồng bao tiêu hoặc đặt tiền cọc.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu ngày 23/7 ở mức 467 USD/tấn với gạo 5% tấm; gạo 25% tấm có giá 450 USD/tấn, gạo Jasmine có giá 562 USD/tấn.

Một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay hoạt động mua bán gạo đã chững lại khi nhu cầu của các khách hàng truyền thông vẫn thấp.

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy 169.100 tấn gạo được xếp lên các tàu tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 7/2020, với hầu hết xuất khẩu sang châu Phi, Cuba, Timor-Leste và Malaysia.

Trong khi đó, một thương nhân khác ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay nhu cầu gạo của Trung Quốc có thể tăng do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Từ Diễn đàn của người làm càphê cho thấy giá càphê tiếp tục đà tăng của tuần trước, giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tuần qua tiếp tục tăng. Giá càphê tăng từ 300-500 đồng/kg so với cuối tuần trước, dao động trong khung từ 32.900-33.300 đồng/kg.

Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, giá càphê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.471 USD/tấn, với mức chênh lệch cộng 80-100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Giá tiêu ngày 26/7 tại khu vực trọng điểm Tây Nguyên giao dịch quanh mức 47.000-49.500 đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở Bà Rịa-Vũng Tàu và thấp nhất ở Gia Lai. Trong tuần, giá tiêu chứng kiến phiên sụt giảm nhẹ một số địa phương.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H’leo) ổn định ở mức 48.000 đồng/kg. Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi ngang ở ngưỡng 49.500 đồng/kg; tại Đồng Nai dao động trong ngưỡng 47.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai cũng không đổi, dao dịch ở ngưỡng 46.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản thế giới

Trên thị trường nông sản Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) diễn biến trái chiều khi đóng cửa ngày giao dịch 24/7, theo đó giá ngô và giá đậu tương giảm, trong khi giá lúa mỳ tăng.

Giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 0,5 xu Mỹ, tương đương 0,15%, xuống còn 3,35 USD/ bushel.

Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 9/2020 tăng 10 xu Mỹ (1,89%) lên 5,395 USD/ bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2020 giảm 0,75 xu Mỹ (0,08%) xuống còn 8,99 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Theo công ty tư vấn AgResource, có trụ sở tại Chicago (Mỹ), giá lúa mỳ tăng do tình trạng thời tiết không thuận lợi tiếp tục diễn ra ở một số khu vực trồng lúa mỳ của Nga.

Còn giá ngô giảm trước triển vọng sản lượng ngô toàn cầu có thể cao kỷ lục nhờ thời tiết thuận lợi và lượng ngô trữ kho dồi dào của Mỹ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo một khách hàng không công bố danh tính, có khả năng là Trung Quốc, đã quyết định mua 252.000 tấn đậu tương của Mỹ trong tài khóa 2020/21.

Tình trạng lũ lụt đã lan rộng ở một số khu vực trồng cải dầu và vật nuôi chủ chốt ở khu vực miền Nam Trung Quốc.

AgResource cho rằng ảnh hưởng của lũ lụt đối với lĩnh vực nông nghiệp hay nhu cầu lương thực sẽ lớn hơn so với tác động của lũ lụt đối với nguồn cung lương thực.

Cũng theo AgResource, các thương nhân sẽ dõi theo khả năng liệu nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ có hồi phục trong tuần tới hay không vì diễn biến giá đậu tương phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc.

Về thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng trong tuần này khi lượng mưa không ổn định làm dấy lên những quan ngại về nguồn cung gạo trong khi diễn biến xấu đi của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra những khó khăn trong hoạt động logistics đối với các nhà xuất khẩu ở Ấn Độ.


 

Gạo Thái Lan. (Ảnh: AFP)
Gạo Thái Lan. (Ảnh: AFP)



Giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần này tăng lên 450–482/tấn, từ mức 440–455 USD/tấn trong tuần trước đó.

Theo một thương nhân ở Bangkok (Thái Lan), nguồn cung gạo ở Thái Lan dự kiến sụt giảm trong năm 2020 và các nhà máy xay xát gạo đang duy trì lượng gạo trữ kho và tăng giá gạo.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ngày 22/7 đã hạ dự báo lượng gạo xuất khẩu của nước này trong năm 2020 xuống còn 6,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 2 thập niên qua, do tình trạng hạn hán trong nước và giá gạo không cạnh tranh.

Tuy vậy, thương nhân của Thái Lan cho rằng giá gạo Thái Lan có thể giảm nếu lượng mưa nhiều hơn.

Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ vẫn ở mức 377-382 USD/tấn trong khi các nông dân ở nước này đã mở rộng diện tích trồng lúa trong vụ Xuân.

Theo ông B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, số ca mắc COVID-19 mới gia tăng tại cảng Kakinada và khu vực lân cận cảnh này thuộc bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) - chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ-có thể gây ra những khó khăn trong hoạt động logistic đối với các nhà xuất khẩu.

Quan chức này cho rằng nhu cầu gạo của các khách hàng châu Phi và châu Á nhìn chung tương đối ổn định.

Theo Bích Hồng-Anh Quân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.