Thêm 3 bệnh nhân COVID-19 cao tuổi tại Bắc Ninh, TP.HCM tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ca tử vong thứ 82 là bệnh nhân 3799, 69 tuổi, địa chỉ tại Yên Phong, Bắc Ninh; ca tử vong thứ 83 là bệnh nhân 15970, 67 tuổi và ca thứ 84 là là bệnh nhân 11618, 64 tuổi.
 
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: TTXVN)
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 2/7, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về 3 ca tử vong liên quan đến COVID-19 thứ 82, 83 và 84, đều là bệnh nhân nam, cao tuổi.
Ca tử vong thứ 82 là bệnh nhân 3799, 69 tuổi, địa chỉ tại Yên Phong, Bắc Ninh.
Bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ COVID-19 lưu hành. Ngày 13/5, bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính và nhập Bệnh viện Dã chiến số 1, Bắc Ninh để điều trị.
Bệnh nhân được chẩn đoán vào viện: viêm phổi-COVID- 19/suy kiệt, được điều trị kháng sinh, Dexamethazole, lovenox liều dự phòng.
Ngày 19/5, bệnh nhân khó thở nhiều, đau tức ngực, ho khan, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, thở máy HFNC, chống đông liều điều trị, dinh dưỡng tĩnh mạch kết hợp qua sonde dạ dày.
Bệnh nhân cũng đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn 4 lần, được các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tăng cường hỗ trợ điều trị tại chỗ hằng ngày.
Ngày 10/6, tình trạng suy hô hấp tiến triển, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập chiến lược bảo vệ phổi, lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris, duy trì kháng sinh, corticoid, chống đông liều điều trị.
Tuy nhiện, tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bệnh nhân được tiến hành chạy tim phổi nhân tạo (ECMO).
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính 6 lần, lần gần nhất vào ngày 28/6.
Trên siêu âm phổi và X-quang ngực hình ảnh tổn thương đông đặc và xơ hóa trên 1/2 trường phổi 2 bên.
Đến ngày 29/6, bệnh nhân diễn biến nặng dần, xuất hiện tình trạng suy tim phải, suy gan, suy thận, sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn và được cấp cứu ngừng tuần hoàn sau 60 phút không có kết quả. Bệnh nhân tử vong ngày 30/6 với chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân suy kiệt, viêm phổi nặng biến chứng ARDS liên quan đến COVID-19.
Ca tử vong thứ 83 là bệnh nhân 15970, 67 tuổi, địa chỉ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân cố tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn.
Ngày 27/6, bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 Cần Giờ đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, thở khí phòng.
Bệnh nhân được điều trị tích cực kháng sinh tĩnh mạch, kháng đông, kháng tiết, thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp, theo dõi sát.
Đến ngày 28/6, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy giảm tri giác, lơ mơ, tím toàn thân, diễn tiến đột ngột ngưng tim, ngưng thở.
Ngày 29/6, sau hơn 30 phút tiến hành hồi sức tim phổi không kết quả, bệnh nhân đã tử vong với chẩn đoán: nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn, phì đại tuyến tiền liệt.
Ca tử vong thứ 84 là bệnh nhân 11618, 64 tuổi, địa chỉ tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Ngày 15/6, bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 và có kết quả dương tính, được chuyển đến đến Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 Củ Chi.
Bệnh nhân được chẩn đoán vào viện: viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Ngày 18/6, bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, được chuyển Khoa Điều trị tích cực (ICU). Tại đây, bệnh nhân được điều trị tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, giảm đau, an thần, giãn cơ, lọc máu, kháng sinh phối hợp, kháng viêm, kháng đông, dinh dưỡng, nhưng do tuổi cao bệnh lý nền nặng, bệnh nhân tử vong ngày 30/6 với chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
(TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.