Thêm 2 tập quán tín ngưỡng của Hà Giang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 7/4, bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, tỉnh vừa có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

 
Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: Triệu Tình)
Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: Triệu Tình)


Đó là Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa của người Cờ Lao, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì; tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì.

Hàng năm, vào khoảng từ ngày 15/10 đến ngày 30 tháng chạp (Âm lịch), người Dao đỏ tại Hoàng Su Phì tổ chức lễ cúng tổ Bàn Vương.

Đây là nghi lễ truyền thống đặc sắc được tổ chức hằng năm tại các địa phương có người Dao sinh sống nhằm lưu giữ nguồn gốc lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lễ cúng được tổ chức nhằm bày tỏ sự biết ơn với sư tổ Bàn Vương, người đã sinh ra 12 họ người Dao ngày nay. Đồng thời là dịp cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt cho cộng đồng người Dao ấm no, hạnh phúc.

Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao ở huyện Hoàng Su Phì thường được tổ chức vào đầu năm mới. Trong nghi lễ, thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cảm tạ, cầu mong thần linh, trời đất, tổ tiên phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cộng đồng người Cờ Lao sống ấm no, hạnh phúc.

Đến nay, tỉnh Hà Giang đã có 27 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 6 di sản của các dân tộc rất ít người, như Bố Y, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao.

Để có được kết quả đó, tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, ngăn chặn, xóa bỏ các hủ tục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc giúp Hà Giang hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách lên với phương châm “Giữ văn hóa để phát triển du lịch, phát triển du lịch để giữ gìn bản sắc văn hóa”.

 

Theo KHÁNH TOÀN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).