Thế giới đã ghi nhận hơn 6,2 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 513.580.931 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.261.598 ca tử vong, trong đó Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, tiếp đến là Ấn Độ và Brazil.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Cremona, Italy.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Cremona, Italy.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 2/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 513.580.931 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.261.598 ca tử vong. Số bệnh nhân đã bình phục là 467.695.030 người, trong khi vẫn còn 39.624.303 bệnh nhân đang được điều trị.
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 83.083.425 ca mắc và 1.020.854 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới với hơn 43,08 triệu ca mắc và 523.843 ca tử vong.
Với hơn 30,4 triệu ca mắc và 663.567 ca tử vong, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc nhưng đứng thứ hai về số ca tử vong.
Các quốc gia còn lại trong nhóm 10 quốc gia có số ca mắc cao nhất gồm Pháp (28.682.011 ca), Đức (24.770.595 ca), Anh (22.038.340 ca), Nga (18.189.401 ca), Hàn Quốc (hơn 17,2 triệu ca), Italy (hơn 16,5 triệu ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 15triệu ca).
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất, với 191.231.424 ca mắc, trong đó có 1.818.237 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với hơn 148 triệu ca mắc và 1.424.266 ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 98,3 triệu ca mắc, trong khi Nam Mỹ ghi nhận hơn 56,8 triệu ca.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Phi, tính tới tối 1/5, số ca mắc COVID-19 tại châu Phi đã tăng lên 11.446.107 ca. Số ca tử vong tại châu lục này cũng tăng lên 252.157 ca và đã có hơn 10,8 triệu bệnh nhân bình phục.
Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Libya nằm trong những nước có số ca mắc cao nhất tại Lục địa Đen, trong đó, Nam Phi ghi nhận 3.791.925 ca, tiếp sau là Maroc với 1.164.953 ca.
Tại châu Á, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày ở Hàn Quốc đã giảm xuống còn khoảng 20.000 ca vào ngày 2/5, mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua, trong bối cảnh quốc gia này dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở ngoài trời.
Cụ thể, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ghi nhận 20.084 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 17.295.733 ca. Số ca tử vong cũng tăng lên 22.958 ca sau khi có thêm 83 bệnh nhân không qua khỏi. Tỷ lệ tử vong là 0,13%.
Tại Singapore, quốc gia Đông Nam Á này ngày 1/5 có 1.732 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.199.640 ca. Trong số các ca mắc mới có 1.694 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 38 ca nhập cảnh. Singapore cũng ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi vì COVID-19 lên 1.336 người.
Tại châu Âu, kể từ ngày 1/5, Chính phủ Italy đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 còn lại của nước này.
Theo các quy định mới, người dân sẽ không cần phải có "thẻ xanh," giấy chứng nhận cho thấy một người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, đã khỏi bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính trong 48-72 giờ, để được ăn và uống tại các nhà hàng hoặc đến trung tâm sức khỏe, phòng tập thể dục, các sự kiện thể thao, câu lạc bộ đêm và hội nghị.
Người dân cũng không còn bị bắt buộc phải đeo khẩu trang khi vào các cơ quan của chính phủ, cửa hàng, ngân hàng, bưu điện, nhà hàng và hầu hết các công sở, mặc dù khẩu trang vẫn được khuyến khích.
Tuy nhiên, người dẫn vẫn phải đeo khẩu trang trong một số không gian kín, bao gồm các phương tiện giao thông công cộng đường dài và địa phương, nhà hát và rạp chiếu phim cho đến ngày 15/6 và trong các trường học cho đến khi kết thúc năm học.
Ngoài ra, người dân vẫn cần phải có siêu thẻ xanh, chứng nhận một người đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi COVID-19, mới được vào bệnh viện và nhà an dưỡng cho đến cuối năm nay.
Phương Oanh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).
Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

(GLO)- Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất và trang-thiết bị y tế, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) còn tạo điều kiện cho y-bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Theo Bộ Y tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác.