Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 28-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp năm 2023. Hội nghị tập trung làm rõ các “điểm nghẽn” trong tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ.

Phát biểu mở đầu hội nghị, ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc NHNN-Chi nhánh tỉnh-nêu rõ: “Với tinh thần cầu thị, NHNN mong muốn làm sao để các doanh nghiệp đủ điều kiện đều được vay vốn, đảm bảo mục tiêu, kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua buổi đối thoại trực tiếp này, đề nghị doanh nghiệp nêu rõ nguyên nhân không tiếp cận được vốn tín dụng, tại ngân hàng nào. Tất cả thông tin đều được công khai và làm rõ tại hội nghị nhằm kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp”.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp ảnh 1

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Nguyễn Tấn Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Sơn Ca

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, toàn tỉnh hiện có 8.600 doanh nghiệp, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ. Trong quá trình hoạt động, vấn đề khó khăn nhất hiện nay của doanh nghiệp là đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo quy định để tiếp cận vốn vay.

Ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-nêu quan điểm: “Ngân hàng và doanh nghiệp luôn song hành cùng với nhau. Làm sao để mối quan hệ tương hỗ giữa ngân hàng và doanh nghiệp thực sự là mối quan hệ “tối lửa tắt đèn” có nhau, ngay trong điều kiện bình thường cũng như giai đoạn khó khăn. Do đó, đây là dịp hai bên ngồi lại với tinh thần chia sẻ cởi mở, thẳng thắn, chân thành để tìm ra tiếng nói chung”.

Theo báo cáo của ngành Ngân hàng, đến hết tháng 2-2023, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cuối năm 2022; tổng dư nợ cho vay đạt 102.600 tỷ đồng, giảm 0,4% so với cuối năm 2022; tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm, chỉ còn 1.587 tỷ đồng, chiếm 1,55% tổng dư nợ. Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, đến cuối năm 2022, các ngân hàng trên địa bàn đã cam kết cho doanh nghiệp vay 9.584 tỷ đồng, trong đó, cam kết cho vay mới 9.476 tỷ đồng, cơ cấu lại dư nợ thông qua chương trình là 108 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm 2022 là 1.528 tỷ đồng; dư nợ đến cuối năm là 4.314 tỷ đồng với 90 doanh nghiệp vay.

Liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, ông Nguyễn Hữu Khánh-Giám đốc Công ty cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai-cho biết: “Trong 3 năm qua, chúng tôi đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu, xây dựng nhà máy, nhập dây chuyền thiết bị sản xuất. Tất cả nguồn vốn bổ sung, vốn lưu động đều được đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, doanh nghiệp cần tiếp cận đòn bẩy tín dụng thì gặp vướng mắc về điều kiện doanh thu, máy móc thiết bị chuyên dùng không thể dùng làm điều kiện đảm bảo. Một vấn đề khác nữa là việc giải ngân vốn tín dụng không theo nguyện vọng nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong 3 năm dịch bệnh. Tại hội nghị này, chúng tôi hy vọng ngành Ngân hàng có cơ chế phù hợp hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển, đóng góp cho cộng đồng xã hội”.

Còn ông Lê Văn Chín-Giám đốc Công ty TNHH Phú Lợi Hưng (phường Yên Đổ, TP. Pleiku) thì cho hay: “Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ mang tính ổn định lâu dài từ ngân hàng. Vấn đề vướng mắc hiện nay là tài sản đảm bảo của doanh nghiệp và dòng tiền hoạt động xuất khẩu phải qua nhiều bước, nhiều công đoạn. Do vậy, đề nghị ngân hàng xem xét kết hợp giữa tài sản đảm bảo và năng lực sản xuất của doanh nghiệp để cấp tín dụng. Đồng thời, kiến nghị NHNN và ngân hàng thương mại dùng đòn bẩy tài chính hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoạt động lĩnh vực chế biến xuất khẩu, có phương án hỗ trợ mang tính chất lâu dài”.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp ảnh 2

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Ảnh: Đức Thụy

Cũng liên quan đến vấn đề vốn, ông Huỳnh Văn Phong-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai-đề nghị: “Từ tình hình khó khăn chung do vướng room tín dụng ở các tháng cuối năm 2022, mong muốn của doanh nghiệp là ngân hàng tạo điều kiện đảm bảo dòng vốn cho chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chi phí vốn vay giảm bớt vì mặt bằng lãi suất hiện đang cao. Có một thực tế hiện hữu là khi doanh nghiệp gặp khó khăn, chỉ số tín nhiệm giảm đi thì việc tiếp cận vốn từ ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Do đó, đôi bên cần chân tình, thẳng thắn để tìm ra tiếng nói chung, cùng nhau tháo gỡ khó khăn”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Thành-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh thì cho rằng: “Trải qua 3 năm dịch bệnh, doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch gặp rất nhiều khó khăn khi tài sản đầu tư cố định của doanh nghiệp rất lớn, đội ngũ nhân lực bị giảm sút, phân tán vì ảnh hưởng dịch bệnh. Để phục hồi sau dịch bệnh, doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại vì không đáp ứng đủ các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng thông thường cũng như chính sách hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cần được giúp đỡ thì đang gặp khó khăn. Người thực thi chính sách hỗ trợ là ngân hàng thì lại e ngại vì các quy định chặt chẽ. Trên tinh thần doanh nghiệp và ngân hàng luôn đồng hành cùng nhau, rất mong ngành Ngân hàng có giải pháp hỗ trợ, chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn”.

Sau khi ghi nhận các ý kiến, phát biểu kết luận hội nghị, Giám đốc NHNN-Chi nhánh tỉnh khẳng định: Ngay sau hội nghị, NHNN-Chi nhánh tỉnh sẽ có báo cáo về NHNN Việt Nam. Đối với các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, NHNN-Chi nhánh tỉnh sẽ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh sắp xếp làm việc riêng với doanh nghiệp, với ngân hàng để cùng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể. Về định hướng trong thời gian tới, NHNN-Chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các chi nhánh ngân hàng thương mại tiến hành ký kết đầu tư vốn và thực hiện cam kết đầu tư tín dụng đối với các dự án đã ký. Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục làm đầu mối tổng hợp, phản ánh các vấn đề của doanh nghiệp liên quan đến tiếp cận vốn vay ngân hàng cho NHNN-Chi nhánh tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các sở, ban, ngành

Bảo hiểm Xã hội tỉnh và thành phố Pleiku giữ ngôi đầu bảng xếp hạng DDCI 2022

(GLO)-Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2022, ở nhóm các sở, ban, ngành, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục giữ vị trí cao nhất (71,24 điểm); Sở Thông tin và Truyền thông xếp vị trí thứ 2 (71,05 điểm) và Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ vị trí thứ 3 (70,79 điểm). Còn ở nhóm các địa phương, 3 vị trí đầu bảng lần lượt thuộc về thành phố Pleiku (70,36 điểm), thị xã An Khê (69,75 điểm) và huyện Đức Cơ (69,23 điểm).
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTgvề một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số ngành.
Bình Định kiến nghị Thủ tướng về cảng chuyên dụng Nhà máy thép Long Sơn

Bình Định kiến nghị Thủ tướng về cảng chuyên dụng Nhà máy thép Long Sơn

Ngày 27-5, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản kiến nghị Bộ KH-ĐT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cảng chuyên dụng Khu liên hợp gang thép Long Sơn, giai đoạn 1 tại xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) với tổng vốn khoảng 6.800 tỷ đồng.
Sở KHĐT tổ chức tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai vừa có Công văn số 1239/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hội, Hiệp hội Doanh nghiệp phối hợp triển khai công tác khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận giải thưởng "Top50 GLOBAL Professional & Career Women Awards 2023"

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận giải thưởng "Top50 GLOBAL Professional & Career Women Awards 2023"

Tháng 5-2023, bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc TNI King Coffee - nhận giải thưởng "Top50 GLOBAL Professional & Career Women Awards 2023" từ tổ chức Women in Management (WIM), Women in Work - đối tác của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation, viết tắt là IFC) và Chính phủ Úc.
Gia Lai phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%

Gia Lai phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 1150/CTr-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31-3-2023 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vietcombank Bắc Gia Lai tăng tốc phát triển mạng lưới, phủ sóng thị phần

Vietcombank Bắc Gia Lai tăng tốc phát triển mạng lưới, phủ sóng thị phần

(GLO)- Được thành lập vào tháng 5-2018, Vietcombank Bắc Gia Lai có bộ máy nhân sự ban đầu chỉ có 35 cán bộ, nhân viên. Trải qua chặng đường 5 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh được ghi nhận có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đồng đều về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Bộ máy nhân sự hình thành ổn định với 90 cán bộ, nhân viên với sức trẻ, năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi.

Định vị thương hiệu bằng những giá trị chuẩn mực, cốt lõi

Định vị thương hiệu bằng những giá trị chuẩn mực, cốt lõi

(GLO)- Xuyên suốt hành trình 5 năm kể từ ngày thành lập Vietcombank Bắc Gia Lai, từ những viên gạch nền móng đầu tiên cho đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ về quy mô, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên luôn bám sát những giá trị chuẩn mực, cốt lõi của hệ thống để đưa hoạt động kinh doanh đi vào quỹ đạo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Đây chính là chìa khóa, là nhân tố quan trọng để định vị thương hiệu Vietcombank Bắc Gia Lai cho hôm nay và tương lai.