Thành phố Hồ Chí Minh: Một bé trai 7 tuổi tử vong nghi do hóc dị vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận bé trai trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở và dù đã được các bác sỹ nỗ lực hồi sức nhưng bé trai không qua khỏi.

Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận bé trai trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở và dù đã được các bác sỹ nỗ lực hồi sức nhưng bé trai không qua khỏi.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đã tiếp nhận một bé trai 7 tuổi tử vong ngoại viện nghi do ngạt thở sau khi ăn bánh.

Ngày 28/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận bé trai K.D.M (7 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Các bác sỹ đã nỗ lực hồi sức trong 30 phút nhưng bé trai không qua khỏi.

Trước đó, sáng 28/12, bé M được mẹ chở đến nhà cô giáo chủ nhiệm để học thêm. Trên đường đi, người mẹ mua bánh bông lan cho con ăn sáng ngay trên xe.

Khoảng 3 phút sau khi đến nhà cô giáo, bé trai có biểu hiện tím tái, tay ôm cổ, trên tay còn lại vẫn còn một miếng bánh bông lan.

Ngay lập tức cô giáo đã đưa bé đến sơ cứu tại một phòng khám tư gần nhà, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, bé trai được cấp cứu hóc dị vật. Thời điểm nhập viện, trẻ hôn mê, môi tím, hạ thân nhiệt, chi mát, mạch và tim bằng 0, đồng tử giãn, không có phản xạ ánh sáng.

Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã đặt nội khí quản và gắp ra một khối dị vật trong đường thở giống như miếng thịt hoặc bánh vón cục.

Sau khi hội chẩn qua điện thoại với các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã làm thủ tục chuyển viện cho bé trai theo nguyện vọng gia đình. Khi đến Bệnh viện Nhi đồng 2, dù các bác sỹ cố gắng cấp cứu nhưng bé trai đã tử vong.

Ngày 29/12, Trường Tiểu học Phan Bội Châu - nơi bé K.D.M theo học cũng đã báo cáo sự việc lên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa và Ủy ban Nhân dân phường Long Bình.

Theo các bác sỹ, hóc dị vật đường thở là một trong những tình huống cấp cứu nguy hiểm ở trẻ em. Hóc dị vật đường thở thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi do trẻ thường đưa đồ vật vào miệng. Tuy nhiên, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn từ 7-10 tuổi do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.