Tháng 3, Việt Nam nhập khẩu ô tô chiếm gần 50% của cả quý I-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3 là 15.860 chiếc, chiếm hơn 49% về lượng và gần 49% về kim ngạch.

Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 3 cả nước nhập khẩu 15.860 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 330 triệu USD. So với tháng 2-2024, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng 64,4% về lượng và tăng 62,3% về kim ngạch.

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3-2024

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3-2024

Tính tới hết quý I-2024, cả nước nhập khẩu 32.272 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 675,38 triệu USD. Như vậy chỉ riêng trong tháng 3, số ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chiếm gần một nửa tổng lượng ô tô được các hãng nhập khẩu trong cả quý I-2024, đồng thời chiếm hơn 49% về lượng và gần 49% về kim ngạch của cả quý I-2024.

Indonesia vẫn là quốc gia cung cấp ô tô nhiều nhất vào nước ta với 14.762 xe. Tổng kim ngạch đạt 213,44 triệu USD, chiếm 45,74% về lượng và chiếm 31,6% về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Kế đến là Thái Lan với 10.420 xe, kim ngạch 204 triệu USD, chiếm 32,3% về lượng và chiếm 30,2% kim ngạch cả nước. Vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 5.821 xe, kim ngạch 176,83 triệu USD, chiếm 18% về lượng và chiếm 26,2% về kim ngạch cả nước.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính cả quý I-2024, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 58.165 xe, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xe lắp ráp trong nước giảm 20% trong khi xe nhập khẩu giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).