Thăm nhà cố Bí thư Kim Ngọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có lẽ đâu chỉ người nông dân Việt Nam giai đoạn trước và sau đổi mới biết về Bí thư “khoán chui” một thuở với thái độ hàm ơn và trân kính. Vậy nên khi được đến thăm ngôi nhà riêng của ông, thắp nén hương lên bàn thờ trong ngày giỗ ông, chúng tôi thấy mình thật may mắn.

Theo chương trình tập huấn kiến thức và phương pháp giảng dạy trung cấp Lý luận Chính trị-Hành chính chuyên ngành Xây dựng Đảng do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, chúng tôi có một ngày đi nghiên cứu thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tranh thủ thời gian nghỉ trưa tại Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi bắt taxi về thăm nhà cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (nay là 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) Kim Ngọc, người được mệnh danh là “cha đẻ của khoán hộ” mà người ta quen gọi là khoán mười, “cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam”.

 

Tác giả (thứ 3 từ trái sang) chụp hình lưu niệm trước cổng nhà cố Bí thư Kim Ngọc. Ảnh: Đ.P
Tác giả (thứ 3 từ trái sang) chụp hình lưu niệm trước cổng nhà cố Bí thư Kim Ngọc. Ảnh: Đ.P

Qua ô cửa kính xe ô tô chạy bon bon trên con đường bê tông trải rộng về thôn Đại Nội (xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), quê nhà của cố Bí thư hiện ra, cánh đồng mùa gặt hái trơ phơi gốc rạ ngập nắng vàng mùa hạ. Làng mạc im ắng, nhà xây mái ngói mái bằng ẩn chìm trong vườn cây ăn quả xanh um. Nhà cố Bí thư Kim Ngọc rẽ lối đường liên thôn chừng 200 m, cuối xóm nhỏ lưa thưa dăm nóc nhà, một bên là cánh đồng.

Bước qua chiếc cổng rộng với trụ gạch xây, mái ngói hình chữ V, sân vườn nhà Bí thư xanh rợp những cây mít, nhãn cổ thụ. Bên những bộ ghế đá đặt dưới gốc cây, trong ngôi nhà 3 gian truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ có khá đông người ngồi trà nước. Chúng tôi cố nhận ra những gương mặt trông rất quen mà chưa kịp nhớ. Thì ra, họ là những diễn viên trong bộ phim truyền hình 50 tập “Bí thư Tỉnh ủy” (lấy nguyên mẫu cuộc đời Bí thư Kim Ngọc) về thắp hương ngày giỗ ông, nhằm ngày 1 tháng 5 Âm lịch.

Sau động tác chào hỏi xã giao, một người đàn ông vóc người nhỏ nhắn, tóc bạc trắng, tuổi gần 70 đưa chúng tôi đến bên bàn thờ. Đó là ông Kim Nam, người con thứ 3 của ông Kim Ngọc, là cán bộ về hưu hiện đang sống trong ngôi nhà này. Chúng tôi xin phép gia chủ được thắp nén hương bày tỏ tấm chân tình. Gian phòng thờ hẹp, chiếc bàn thờ đơn sơ khói hương trầm mặc, chúng tôi xếp hàng đôi dọc chiếc chiếu cói trải rộng nghiêm kính nhìn lên bức tượng tạc ông Kim Ngọc bằng đồng nặng 45 kg, do Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tặng gia đình ông vào năm 2004 để biểu thị lòng kính trọng. Nhiều đôi mắt ngấn lệ.

Đưa chúng tôi tham quan ngôi nhà, ông Kim Nam cho biết: Ngôi nhà cũ được thanh lý ngày cha ông còn sống có diện tích 80 m2, được trùng tu vào năm 2008 nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng. Khuôn viên nhà tính cả thảy được 2 sào (tương đương 720 m2). Cây cối và cả vuông ao nhỏ cũng có từ thời đó. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc (10/10/1917-10/10/2017), tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư lát gạch con đường rẽ vào nhà, sân, lối đi lại trong vườn nhà. Ngày giỗ hàng năm vẫn thường có con cháu họ hàng thân thuộc cùng phần đông anh chị em diễn viên và đạo diễn phim “Bí thư Tỉnh ủy” về dự nên chủ động việc cỗ bàn. Biết chúng tôi là giảng viên chuyên ngành Xây dựng Đảng, ông Kim Nam gửi gắm: “Tuy số phận của “khoán mười” mà cha tôi đã từng khởi xướng phải trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm của lịch sử nhưng ông không bị mất chức Bí thư, bị bỏ tù oan, rồi chết trong tù như bao lời đồn đoán mà chỉ bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc”.

Đối với Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, người cộng sản đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và đất nước ta, về công trạng đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét dù chưa hẳn đã trọn vẹn. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: “Nông dân ta no ấm trước hết nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân… Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước mới có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Kim Ngọc đã đi tiên phong”.

Rời nhà cố Bí thư Kim Ngọc giữa trưa hè làng quê vàng hươm nắng, chúng tôi suy ngẫm về sự dũng cảm của ông, điều đã góp phần làm thay đổi vận mệnh đất nước. Tượng đồng, bia đá qua thời gian rồi cũng sẽ phai mờ, chỉ có tượng đài ông Kim Ngọc đã dựng trong lòng mỗi người nông dân Việt Nam là luôn vững chãi.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.