Thăm "giang sơn" của ốc bươu đen

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
Ông Lê Hoàng Thanh kiểm tra ốc thương phẩm. Ảnh: S.H
Thế kỷ trước, ai đó đã du nhập ốc bươu vàng về miền Tây, chỉ vài năm sau, chúng sinh sản tràn ngập các ánh đồng, thả sức cắn phá những trà lúa oằn bông, trở thành nỗi ám ảnh không chỉ đối với nông dân mà cả nhà quản lý. Ốc bươu Việt bị lấn ép gần như muốn tuyệt chủng... Thế nhưng, ở giữa đất Tây Đô, 10 năm trước có người đàn ông âm thầm gầy dựng lại giống ốc bươu đen. Và 3 năm sau đó, giống ốc bươu đen của ông đã xuất hiện khắp nơi trên địa bàn cả nước...
Bén duyên với ốc
Ông Lê Hoàng Thanh - dân cốt cựu của huyện Phong Điền - sau  4 cuộc thí nghiệm về sự đối kháng giữa ốc bươu vàng và ốc bươu đen đã đúc kết rằng: Ban đầu nhốt chung với số lượng như nhau, chúng sống với nhau rất hoà bình, nhưng khi đưa thêm cây lúa làm thức ăn chung cho cả hai thì một thời gian sau, con ốc bươu đen không sống được... Rõ là sức cắn phá và giành ăn của ốc bươu vàng rất mạnh. Chính vì thế, ông Hai Thanh khi thả nuôi ốc bươu đen dọn ao rất kỹ và ngăn cản đường xâm nhập của ốc bươu vàng.
Thật ra, duyên tình với loài nhuyễn thể này cũng ngặt nghèo lắm. Khai thác mảnh đất 5.000 mét vuông của ông cụ thân sinh để lại, ban đầu ông Hai Thanh cũng bị cuốn theo dòng chảy hồi đó “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn”. Trên mảnh đất hương hỏa của ông bà để lại có cái ao tròm trèm 1.200 mét vuông mặt nước, ông tận dụng nuôi hết cá trê lai, rồi cá sặc, đến cá tai tượng trước làn sóng khi trồi khi sụt theo chiều thăng giáng của thị trường. Để trụ được với ao cá nhà, ông tìm đủ mọi cách giảm chi phí, trong đó có tận dụng mương vườn ở cạnh ao cá để nuôi ốc bươu làm thức ăn cho cá. Đợt nuôi năm đó cho ra kết quả là giảm được 50% chi phí thức ăn.  
Ông ra sức dọn mương vườn và duy trì mật độ trên khoảng diện tích mặt nước này, nhưng lợi nhuận chung vẫn chưa được cải thiện. Một ngày kia, có người  mua ốc dạo đến nhà ông thăm dò mua ốc. Khi khảo sát đàn ốc ông đang nuôi ở mương vườn, người này nhanh chóng xin ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài. Ông nhẩm tính, với mức tiêu thụ này, mỗi năm ông có dư gần 100 triệu đồng. Lợi nhuận cỡ này suốt những năm nuôi lợn, nuôi cá ông chưa từng đạt được. Điều hấp dẫn là chi phí nuôi ốc bươu rất thấp, vấn đề còn lại là kỹ thuật nuôi. Thế là ông cất công đi tìm tài liệu kỹ thuật... Nhưng những năm đó, thông tin về kỹ thuật nuôi ốc thật sự không đủ thoả mãn những điều ông muốn khám phá. Ông lao vào nghiên cứu đặc tính và đời sống sinh học của loài ốc thuần Việt này.
 
Ông Thanh chuẩn bị thức ăn cho ốc bươu. Ảnh: S.H
Ăn dơ, ở sạch và...
Không tìm thấy tài liệu khoa học chính thống, ông tổ chức thực nghiệm trên mảnh vườn nhà mình và đúc kết được bài học quý: Ốc ăn dơ nhưng ở sạch... Ông mạnh dạn dỡ bỏ ao nuôi cá chuyển sang nuôi ốc, tạo vùng nuôi thoáng sạch cho vật nuôi mới. Thương lái tìm tới mua ốc của ông ngày một đông hơn, đơn đặt hàng tăng nhanh, phải tăng sản lượng lên thôi! Vẫn ngần ấy mặt nước mà tăng sản lượng quả thật không dễ. Ngày nào ông cũng ra sau vườn, ngồi trên bờ ao nhìn đàn ốc bám vào 4 bên thành ao đầy nghẹt bỏ trống khoảng giữa của ao, ông tự hỏi sao không tận dụng các khoảng trống ấy.
Ngày nào, ông cũng ra ao nhìn ngắm đàn ốc, có khi ngồi hàng giờ trên bờ ao và hiểu được ốc bươu rất thích nơi vùng nước mát có bóng râm. Chính vì thế, chúng mới bám vào thành ao. Vì vậy, sau đó, ông chọn những cành cây khô cắm dầy xuống giữa ao tạo không gian cho ốc đeo bán sinh sống và tăng trưởng.
Ngoài ra, ông còn đẩy nhanh tiến độ trồng cây tạo bóng râm trên bờ xung quanh ao. Đàn ốc có nơi thích hợp nương tựa. Chẳng bao lâu sau, sản lượng ốc thịt cũng tại vùng nước ao sau nhà tăng lên gấp 4 lần, và mở ra hướng làm con giống ốc bươu đen cho ông Hai Thanh... 
Ông Hai Thanh cho rằng, thành công lớn nhất theo đuổi đàn ốc bươu thuần Việt này là chính là nắm bắt được đặc tính sinh học của con ốc: Ăn dơ, ở sạch... Nhưng không chấp nhận dừng ở đó, ông phản biện: Sao không phải là ở sạch, ăn cũng sạch? Ghim ý tưởng đó trong lòng rồi rẽ theo hướng sạch, ốc của ông nuôi chỉ thuần ăn thực vật (rong bèo và lá, trái cây).
Kết quả mỹ mãn đã trả lời ông về sự chọn lựa đúng đắn cho hướng đi. Ốc được thuần dưỡng trong môi trường thực vật rất mạnh và dễ thích nghi khi thay đổi vùng nuôi. Tỉ lệ sống đạt gần như 100%, trong khi với ốc nuôi trong môi trường tự nhiên chỉ đạt đến 60% là cùng.
Đáp tàu bay cho ốc
Hiệu ứng đẹp từ kỹ thuật nuôi sạch đã mở ra thị trường con giống nhiều hứa hẹn. Ốc thịt nhà hàng đặt mua không đủ cung ứng, còn ốc giống cũng được vùng nuôi trên cả nước tìm đến. Khách ở xa đến mua chuyển về theo phi cơ, đặt hàng qua điện thoại. Có lúc, ông phải đóng hàng vào thùng xốp mua vé máy bay chuyển ốc đến những địa chỉ xa. Ngồi nhìn ông chọn từng cánh bèo tai voi ngâm rửa thật kỹ trong từng thau chậu nhựa mới xé ra từng cánh làm thức ăn cho ốc con mới thấu hiểu công phu của người nông dân đất Tây Đô này dành cho đàn ốc trong vườn nhà mình.
Đối với ông, quy trình phải chỉnh chu... như bài học về nuôi cá những năm qua cho thấy, ào ạt dễ sạt đổ. Bao giờ cũng vậy, ốc thịt hay ốc con giống khi xuất ao, ông cũng giữ lại một lượng nhất định để tái tạo đủ lượng cho vòng quay xuất ao lần sau. Nghĩa là phải tuân thủ việc tuyển chọn theo lượng 25 con/kg, cứ mỗi đợt 100kg/tuần. Mấy ngày Tết Canh Tý bị cháy hàng do nhu cầu ẩm thực Xuân quá lớn buộc lòng ông phải chiều theo đầu mối khách hàng xuất ao vượt hơn bình thường gầp 3 đến 4 lần. Nên ông phải đóng ao ngâm chờ sau Tết kéo dài ngày hơn bình thường...
Ông cho rằng vì cả nể nên đã vi phạm nguyên tắc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được vận dụng vào việc sản xuất và kinh doanh con ốc mà ông đã duy trì hàng chục năm nay: Không được tận thu để giữ vững mặt bằng sản xuất và kinh doanh sản phẩm của mình làm ra. Phải chăng đó cũng là bài học cho việc thoát khỏi vòng xoáy trồng - chặt, đào - lấp nghiệt ngã lâu nay làm sản phẩm từ cây, con của người nông dân khốn đốn.

Khách ở xa đến mua chuyển về theo phi cơ, đặt hàng qua điện thoại. Có lúc, ông phải đóng hàng vào thùng xốp mua vé máy bay chuyển ốc đến những địa chỉ xa. Ngồi nhìn ông chọn từng cánh bèo tai voi ngâm rửa thật kỹ trong từng thau chậu nhựa mới xé ra từng cánh làm thức ăn cho ốc con mới thấu hiểu công phu của người nông dân đất Tây Đô này dành cho đàn ốc trong vườn nhà mình.


Sở Hạ (LĐO)

https://laodong.vn/kinh-te/tham-giang-son-cua-oc-buou-den-785809.ldo

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.